Xiaomi đang suy yếu?

Năm ngoái, Lei Jun nhận định rằng một con lợn cũng có thể bay nếu nó đứng trong trung tâm cơn bão, Xiaomi lúc đó không chỉ là một chú lợn bay mà thực sự là một trận cuồng phong.

Xiaomi đang suy yếu?

Nhưng đến cuối năm nay, tình hình không tốt đẹp như thế.

Năm ngoái, tập đoàn Xiaomi đã thật sự "ăn nên làm ra" trên thị trường Trung Quốc: người dân xếp hàng dài để mua điện thoại, các nhà đầu tư nở mặt và công ty start-up mới này đã đóng phiên góp vốn với giá trị thị trường ước tính 45 tỉ USD.

Hiện nay thời thế đã thay đổi, thị trường điện thoại trở nên không ổn định. Nhà sáng lập công ty Lei Jun, người doanh nhân đã làm náo động báo giới Trung Quốc vào năm ngoái, đã không đạt được chỉ tiêu doanh số 80 triệu điện thoại đề ra trong năm nay. Các nhà cung cấp linh kiện cũng đã giảm chỉ tiêu cho Xiaomi vì sự đi xuống về doanh số nghiêm trọng này.

Sự ngập ngừng khó hiểu của Xiaomi đã khiến cho công ty rơi dần sau khi vượt mặt Apple và Samsung ở thị trường Trung Quốc. Xiaomi đã bỏ lỡ sự thành công này khi mà họ không giải quyết được vấn đề bắt chước chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Ông Alberto Moel, chuyên viên phân tích tại công ty Sanford C Bernstein, chia sẻ: "Các nhà đầu tư không thấy được kì vọng tăng trưởng công ty, khiến cho giá trị 45 tỉ USD bị nghi ngờ về tính khá thi của nó.

Vấn đề ở đây là mô hình kinh doanh của họ giống Apple và họ tăng trưởng rất nhanh, nhưng họ không làm tốt như Apple và họ không còn tăng trưởng nhanh nữa rồi."

Chỉ tiêu sụt giảm

Công ty Xiaomi không công bố chính xác chỉ tiêu doanh số cho các công ty cung ứng, họ nhận đơn đặt hàng qua số lượng khách đặt trên website của Xiaomi.

Vì các nhà cung ứng này đã tự giảm quy mô doanh số và họ thuê các công ty khác để gia công thay thế. Các đơn đặt hàng điện thoại thông minh Xiaomi ở Trung Quốc, bao gồm dòng Mi 4 và các dòng Redmi, đã giảm 8% so với cùng kì quý 3 năm ngoái, đây là lần sụt giảm doanh số đầu tiên của họ.

Công ty chuyên về nghiên cứu IHS ước tính tổng đơn đặt hàng của Xiaomi đã giảm 3.9 phần trăm, chỉ đủ để nhỉnh hơn đối thủ của họ, Huawei Technologies.

Đó được xem là một sự thay đổi lớn với Xiaomi, một công ty đã được cho là công ty công nghệ mới thành lập đáng giá nhất thế giới. Vào tháng 3 năm ngoái, ông Lei dự đoán rằng sẽ có 100 triệu điện thoại thông minh Xiaomi sẽ đến tay người dùng vào năm 2015. Nhưng suốt trong 9 tháng đầu năm 2015 vừa qua, chỉ có 53 triệu điện thoại được bán ra.

Với những dự báo lạc quan về doanh số trên, Xiaomi đã thu về 1.1 tỉ USD trong tháng 12 từ những nhà đầu tư lớn như GIC Pte., All-Stars Investment Ltd. và DST. Xiaomi còn thu hút được sự chú ý của Alibaba Group Holding Ltd., công ty thương mại điện tử của Trung quốc này đã ra mắt cổ phiếu IPO vào tháng trước.

Cường điệu hoá và hy vọng

Xiaomi đã đạt được doanh thu 12 tỷ USD năm ngoái, nếu dùng mức vốn hoá chia cho doanh thu thì Xiaomi đã đạt được tỷ suất giá trị trên doanh thu còn cao hơn cả Apple (3,75 so với 2,9).

Peter Fuhrman, CEO của tập đoàn China First Capital nói rằng: "Giá bán sản phẩm của Xiaomi không dựa trên phương pháp định giá được chấp thuận nào, sự cường điệu hoá và sự hy vọng là 2 tác nhân chính trong việc định giá này."

Sau thương vụ góp vốn vào tháng 3, cũng là lúc nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm sau 15 năm, Lei đã giảm dự báo doanh thu xuống còn "80 triệu đến 100 triệu sản phẩm" trong năm nay.

Trong năm nay, Xiaomi đã giới thiệu dòng điện thoại giá rẻ Redmi Note 2 với giá bán khoảng 125 USD. Vào thứ 3 tuần này họ đã giới thiệu phiên bản kim loại của Redmi Note 2 với cảm biến đọc vân tay, cùng với máy tính bảng mới và máy lọc không khí.

Thị trường sẽ vững trở lại

Dự kiến doanh thu của Xiaomi sẽ tăng trở lại vào quý tư năm nay bằng chương trình khuyến mãi "11 Singles’ Day" cùng phiên bản Redmi Note mới nhất. Trong khi đó, Xiaomi vẫn chưa có động thái gì trong việc nâng cấp dòng điện thoại thông minh Mi của họ, năm ngoái điện thoại Mi 4 đã được giới thiệu vào quý thứ ba.

"Tôi không quan tâm lắm về việc định giá công ty bởi vì theo thời gian thì thị trường sẽ vững trở lại. Trong 12 tháng tiếp theo, mọi người sẽ thấy rõ những gì Xiaomi đang làm với giải pháp nhà và văn phòng thông minh." ông Hans Tung, một trong những nhà đầu tư lớn của Xiaomi, chia sẻ.

Ông Hudo Barra, phó chủ tịch Xiaomi, từ chối bình luận về chỉ tiêu doanh số bán hàng hay việc định giá công ty và chuyển câu hỏi đó cho ông Shou Zi Chew, giám đốc tài chính Xiaomi, nhưng đến nay ông vẫn chưa trả lời những vấn đề trên.

Xiaomi không tự cho mình là công ty sản xuất điện thoại, họ tự nhận là "công ty Internet" chuyên về các thiết bị điện tử và dịch vụ trực tuyến.

Hiện tại Xiaomi đang kinh doanh mặt hàng TV, lọc gió, pin dự phòng, camera hành trình, thiết bị theo dõi vận động, và cả thiết bị di chuyển cá nhân. Mảng dịch vụ của họ bao gồm trò chơi trực tuyến, thanh toán trực tuyến, mạng điện thoại và dịch vụ lưu trữ đám mây.

Không có sự trung thành với sản phẩm

Ông Hans Tung cho rằng các sản phẩm khác của Xiaomi, ví dụ như máy lọc không khí Mi Air Purifier 2 vừa ra mắt, sẽ giúp công ty tăng doanh thu và lượng khách hàng gia nhập vào hệ sinh thái này.

Tuy nhiên, các mảng doanh nghiệp phụ trợ này vẫn còn tương đối nhỏ, công ty hy vọng mảng dịch vụ sẽ mang lại 1 tỉ USD trong tổng 16 tỉ USD lợi nhuận ước tính trong năm 2015. theo công ty Strategy Analytics, doanh số điện thoại Xiaomi ngoài thị trường Trung Quốc chiếm 7% trong tổng doanh số của công ty vào quý ba năm nay.

Hiện tại Xiaomi đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các đối thủ lớn như Huawei, Lenovo Group Ltd. và Gionee. Họ đều sao chép chiến lược kinh doanh của Xiaomi như là điện thoại siêu mỏng, giao diện web đẹp đẽ sang trọng và giảm giá thành sản phẩm với hy vọng sẽ giành lại khách hàng.

Cô Chan Si, chủ nhân của chiếc điện thoại Mi 3 ra mắt vào năm 2013, chia sẻ: "Xiaomi rất nổi tiếng vì nó là hãng đầu tiên giới thiệu điện thoại có phiên bản đặc biệt. Tôi không nói rằng tôi trung thành với các sản phẩm của Xiaomi, tôi chỉ nghĩ là điện thoại nên có mức giá phải chăng và dễ sử dụng. Nếu không thì tôi sẽ đổi máy khác."

Một năm sau đó, cô đổi sang iPhone 6.

Theo Tri thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ