Xét xử vụ đánh bạc ngàn tỉ: Thu hồi hơn 1.300 tỉ đồng tiền mặt, kê biên 240 tỉ đồng

Tại phiên tòa đánh bạc ngàn tỉ sáng 21/11, VKSND tỉnh Phú Thọ cho biết việc thu tài sản phạm tội mà có ở mức kỷ lục gồm hơn 1.300 tỉ đồng tiền mặt, kê biên trên 240 tỉ đồng.

Xét xử vụ đánh bạc ngàn tỉ: Thu hồi hơn 1.300 tỉ đồng tiền mặt, kê biên 240 tỉ đồng

Sáng nay 21/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) cùng 91 bị cáo khác tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát.

Đại diện VKSND nêu quan điểm trước tòa.
Đại diện VKSND nêu quan điểm trước tòa.

Sau phần xét hỏi với bị cáo Nguyễn Thanh Hóa là phần tranh tụng. Trước khi tranh tụng, VKSND tỉnh Phú Thọ nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với các bị cáo: Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa; các "ông trùm" đường dây đánh bạc ngàn tỉ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cùng 88 bị cáo khác.

Theo đại diện VKSND, vụ án có 6 loại tội danh, trong đó có 3 tội thuộc phạm vi rất nghiêm trọng, còn lại ở mức nghiêm trọng nhưng hậu quả gây ra cho xã hội thì đặc biệt nghiêm trọng. Từ 2015-2017, Rikvip lôi kéo gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc trên mạng, hơn 5.000 tài khoản đại lý.

Riêng ngày 8 và 9-8-2016 có trên 18 triệu tài khoản thực tham gia đánh bạc, trong đó 291.000 tài khoản có số điện thoại kèm theo. Tổng thu lời bất chính thông qua hoạt động nạp tiền hơn 9.800 tỉ đồng. Kết thúc giai đoạn 1, cơ quan điều tra đã khởi tố 105 bị can ở 24 tỉnh, thành trên cả nước.

Vụ án đa dạng người phạm tội, có nam, nữ, từ người có tiền án, tiền sự, không nghề nghiệp đến viên chức Nhà nước, cán bộ có chức vụ trong cơ quan thi hành pháp luật.

Việc thu tài sản phạm tội mà có ở mức kỷ lục gồm hơn 1.300 tỉ đồng tiền mặt, kê biên trên 240 tỉ đồng. Do tính chất đặc biệt của vụ án liên quan nhiều người, nhiều ngành, ở nhiều địa phương nên liên quan ngành tư pháp trung ương cho phép giải quyết vụ án có tính đặc thù: Xử lý triệt để, không có vùng cấm.

Theo VKS, kết quả xét hỏi tại phiên tòa có 89/92 bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố. Kết quả này cho thấy việc truy tố 89 bị cáo phạm tội là đúng người, đúng pháp luật.

Tại tòa, còn 3 bị cáo chưa thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Thứ nhất bị cáo Lê Thị Lan Thanh không thừa nhận hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc mà chỉ thừa nhận hành vi mua bán hóa đơn trái phép.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh không thừa nhận hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà cho rằng mình chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, thiếu trách nhiệm. Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa quanh co chối tội, không thừa nhận hành vi của mình, đổ tội cho người khác.

Đánh giá về bị cáo Nguyễn Văn Dương, VKS cho rằng tại tòa Dương hoàn toàn thừa nhận hành vi của mình phạm 2 tội như cáo trạng truy tố là tổ chức đánh bạc và rửa tiền.

Với Dương giữ vai trò cầm đầu, trực tiếp chỉ huy nhóm đối tượng tại Công ty CNC... đã gây ra hậu quả đặc biệt cho xã hội. Từ đó gây ra hàng loạt tội phạm khác, làm tha hóa cán bộ.

Nguyễn Văn Dương thu lợi bất chính hơn 1.500 tỉ đồng, để che giấu nguồn tiền, Dương thực hiện hành vi rửa tiền hơn 300 tỉ đồng. Đến nay thu hồi được hơn 245 tỉ và 4 ô tô chưa định giá.

Hành vi của Dương đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc và rửa tiền. VKS đề nghị mức án bị cáo Dương 8-9 năm tù cho tội tổ chức đánh bạc, và 3-4 năm tội rửa tiền, tổng hợp hình phạt 11-13 năm tù cho cả 2 tội danh.

Theo Người lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.