Xây dựng Thủ đô Hà Nội mang tầm vóc khu vực

Xây dựng Thủ đô Hà Nội mang tầm vóc khu vực
Nhiều dự án BĐS được đầu tư mạnh ở tây Hà Nội
Nhiều dự án BĐS được đầu tư mạnh ở tây Hà Nội

Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam. Các diễn giả gồm Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô Thị Việt Nam - ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ Trưởng Tài Nguyên và Môi trường, ông Đặng Hùng Võ, cùng hơn 700 khách mời là những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng tham dự.

Tầm nhìn đến năm 2020, vùng Thủ đô Hà Nội sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững, đồng thời là trung tâm chính trị văn hóa xã hội, lịch sử khoa học, giáo dục đào tạo và du lịch lớn của cả nước.

Về quy hoạch vùng thủ đô, diễn giả Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhấn mạnh về tổ chức không gian đô thị. Theo ông Chính, vùng thủ đô Hà Nội cần phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Trong đó, thành phố Hà Nội là vùng đô thị hạt nhân trung tâm, đóng vai trò chủ chủ đạo của vùng, là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia, là một trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính, dịch vụ công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu, đồng thời cũng là một trung tâm du lịch của toàn vùng.

Các tỉnh liền kề nằm trong vùng phát triển đối trọng, gồm có vùng đối trọng phía tây như Hoà Bình, phía đông và đông nam như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam, vùng đối trọng phía bắc có Vĩnh Phúc.

Khu đô thị trung tâm của Hà Nội nên được xác định gồm có khu vực nội đô và hai chuỗi khu đô thị. Khu vực nội đô được tính dựa vào giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường vành đai xanh sông Nhuệ. Chuỗi đô thị phía tây gồm các khu vực giáp ranh giữa Đan Phượng, Hoài Đức với Từ Liêm, giáp ranh giữa Hà Đông, Từ Liêm và Thanh Oai, giáp ranh giữa Thanh Trì và Thường Tín. Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng bao gồm Mê Linh, Đông Anh, quận Long Biên và Gia Lâm.

Phạm Sỹ Liêm cho biết: đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng thể chế hoàn chỉnh cho chế độ dự trữ đất đô thị và nhanh chóng mở rộng việc áp dụng nó vào phát triển đô thị, nhất là để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý thực hiện quy hoạch đô thị.

Chế độ dự trữ đất cho phép tập trung các dự án bất động sản vào một vài khu vực phát triển đô thị rộng lớn, không chỉ theo quy hoạch mà còn theo kế hoạch từng giai đoạn phát triển năm năm, xây đâu được đấy, xong khu vực này rồi mới chuyển sang khu vực khác. Các dự án bất động sản nhờ có sẵn “đất sạch” nên có thể khởi công và kết thúc đúng hạn mà không bị cản trở vì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm trễ và khiếu kiện kéo dài.

Diễn giả Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Tài Nguyên và Môi trường khẳng định, định hướng phát triển Hà Nội về phía tây đã được Chính phủ, lãnh đạo thành phố quyết định từ nhiều năm nay. Điều này lại được khẳng định một lần nữa trong quy hoạch Tp. Hà Nội (mở rộng) vừa qua.

Theo ông Đặng Hùng Võ, từ sự biến động chóng mặt của thị trường bất động sản phía tây Hà Nội vừa qua, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, cần phải có những bước đi đúng để không làm cho thị trường bị lệch lạc. 

Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 4/2009, đến năm 2015, tổng số đô thị trên cả nước sẽ đạt hơn 820 đô thị, chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 tổng số đô thị cả nước đạt hơn 910 đô thị với 44 triệu dân, chiếm 45% dân số và năm 2015 có khoảng 1000 đô thị với dân số 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, vùng Thủ đô Hà Nội và vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trở thành hai vùng trọng điểm của cả nước trong tiến trình đô thị hóa.

Kiên Hưng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ