Xây dựng tài liệu để tháo gỡ khó khăn cho các trường DTNT, DTBT

GD&TĐ - Hi vọng bộ tài liệu sẽ giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn các đơn vị trong quá trình thực hiện công tác trong trường PTDTNT.

Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD&ĐT, phát biểu tại Hội nghị.
Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD&ĐT, phát biểu tại Hội nghị.

Vấn đề trên được nhấn mạnh tại Hội thảo khảo sát xây dựng tài liệu quy chế tập huấn trường PTDTNT, PTDTBT và tài liệu nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý và tổ chức các hoạt động của trường PTDTNT do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 14/8.

Lắng nghe để xây dựng tài liệu sát với thực tế

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD&ĐT cho hay, đội ngũ xây dựng tài liệu là thầy cô, cán bộ quản lý tại các trường nội trú, bán trú, Sở GD&ĐT. Vì vậy, qua hội thảo này mong muốn được các trường PTDT nội trú, PTDT bán trú chia sẻ kinh nghiệm, cách làm tốt của địa phương.

Bên cạnh đó trước khi bắt tay vào viết, các thành viên xây dựng tài liệu mong muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT (Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT) và Thông tư số 03/2023/TT-BGDĐT Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (Thông tư số 03/2023/TT-BGDĐT).

Đồng thời hai thông tư này đã có hiệu lực, khi triển khai các trường đã gặp những khó khăn, mong muốn bộ tài liệu sẽ giải quyết như thế nào; từ đó, nhóm biên soạn có thể soạn được bộ tài liệu hoàn chỉnh.

Là một trong những tác giả biên soạn tài liệu, bà Đồng Thị Anh Ngọc – Phó trưởng Phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT Yên Bái đề nghị các trường chia sẻ những kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo đối với hoạt động của các trường DTNT; đặc biệt là quản lý chỉ đạo về công tác giáo dục đặc thù, việc xây dựng mô hình trường PTDTNT. Đồng thời, nhà trường, thầy cô sẽ thẳng thắn chỉ ra những khó khăn đưa ra các đề xuất các nội dung vào tài liệu tập huấn.

Một tiết học tại Trường Mầm non Hoa Hồng, TP Vinh, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Một tiết học tại Trường Mầm non Hoa Hồng, TP Vinh, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Chú trọng công tác giáo dục học sinh đặc thù

Nghệ An là tỉnh đặc thù, diện tích lớn nhất cả nước. Trong đó, 83% là miền núi vùng cao, dân số chiếm 36,32% của tỉnh, với dân tộc thiểu số gồm Thái, Thổ, Hmông, Khơ Mú, Ơ Đu… chiếm 14,8%.

Hiện, Nghệ An có 71 trường PTDTNT, PTDTBT, trong đó có 2 trường PTDTNT THPT, 6 trường PTDTNT THCS; 36 trường PTDTBT THCS; 22 PTDTBT tiểu học

Nội trú có 8 trường, 2 trường nội trú THPT; 6 trường DTNT THCS ở 6 huyện; 63 trường Phổ thông dân tộc bán trú trong đó 22 trường tiểu học bán trú, 5 trường TH &THCS bán trú.

Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển giáo dục dân tộc miền núi. Ban hành 3 nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh gồm: Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An; Nghị quyết quy định khoảng cách, địa bàn xác định học sinh không thể đến trường và trở về nhà trong ngày; Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ nhân viên các trường PTDTNT, PTDTBT, trường tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh.

Ông Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: “Theo khảo sát hàng năm, chất lượng giáo dục của các trường bán trú, nội trú, đặc biệt là hai trường THPT luôn xếp trong tốp đầu. Cũng chính vì vậy, chúng tôi luôn ưu tiên những chỉ tiêu tuyển cho các huyện vùng khó khăn và xác định đúng đối tượng là quan trọng”.

Bên cạnh đó, ông Võ Văn Mai chỉ ra những hạn chế mà Nghệ An đang gặp phải: "Một số địa phương số học sinh thành lập trường bán trú không đủ học sinh, Nghệ An phải linh động tổ chức bán trú để học sinh đi học đầy đủ nhưng những người nấu ăn cho số học sinh bán trú này không có chế độ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, một thực tế đang diễn ra ở Nghệ An là nhu cầu học ở trường DTNT rất lớn nhưng hiện tại, chúng tôi mới đáp ứng một phần. Nhiều phụ huynh mong muốn con được học trong môi trường nội trú, bán trú. Họ sẵn sàng bỏ chi phí để con học. Do đó, chúng tôi đề xuất có thể đưa ra quy định như thế nào để hỗ trợ những học sinh vùng khó, không trúng tuyển mà phụ huynh sẵn sàng bỏ kinh phí có thể theo học trường nội trú, bán trú.”

Tại hội thảo, thầy Vi Đình Tài, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) chia sẻ: “Số lượng học sinh ở trọ nhiều, do đó quản lý học sinh khó khăn, trong khi các em còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, hầu hết phụ huynh làm ăn xa, do đó phó mặc con em cho nhà trường.

Hiện tại, trường theo hình thức bán trú nhưng sinh hoạt như như nội trú do đó chưa có định biên quản sinh. Chúng tôi phải cử giáo viên ở lại trực 2 ngày/tuần để chăm sóc, hỗ trợ và quản lý học sinh”.

Sau khi lắng nghe các trao đổi của đại biểu tham dự Hội nghị, ông Lê Như Xuyên đã ghi nhận những ý kiến, đóng góp của các thầy cô. Đồng thời, ông Lê Như Xuyên đặc biệt nhấn mạnh việc phải tạo sự công bằng cho học sinh, không để học sinh bị thiệt thòi, được học tập đầy đủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.