Xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch

GD&TĐ - Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 của ngành Nội vụ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (ở giữa) chủ trì Hội nghị
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (ở giữa) chủ trì Hội nghị

Đồng chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà. Tham dự Hội nghị, về phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên 450 đại biểu tham dự tại điểm cầu chính Bộ Nội vụ cùng với gần 3.000 đại biểu tham dự tại 63 điểm cầu địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Nội vụ trong 5 năm vừa qua; đồng thời chỉ ra một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục, đó là: Công tác truyền thông có mặt chưa sâu rộng, hiệu quả còn hạn chế.

Một số cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu chưa kiên quyết, tập trung thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khi sắp xếp tổ chức.

Vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên hoặc còn có tư tưởng chờ đợi kết quả của các bộ, ngành, địa phương khác rồi mới triển khai thực hiện theo.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, yếu kém về phẩm chất, năng lực. Công tác kiểm tra, thanh tra có mặt còn hạn chế, nhất là việc xử lý, khắc phục sai phạm khi được phát hiện còn chậm, chưa kiên quyết. Mặt khác, vẫn còn tình trạng chưa chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đời sống...

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2026 của Chính phủ; trong đó ngành Nội vụ có vị trí, vai trò quan trọng, thiết thực xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, đảm bảo công khai, minh bạch, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Nội vụ cần tập trung làm tốt, đó là: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2026 để xây dựng chương trình công tác cho cả nhiệm kỳ.

Bộ Nội vụ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Trước mắt, ngành khẩn trương tham mưu Chính phủ tiến hành tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và đề xuất nhiệm vụ cải về cách hành chính giai trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, cần tập trung xây dựng, hoàn thiện đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, lưu ý rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, phối hợp có hiệu quả, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ;

Đồng thời chủ động trong việc phối hợp tổ chức thẩm định trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định quyết định về tổ chức của cơ quan để triển khai Đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới. Rà soát, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị bên trong bộ, ngành và địa phương theo các tiêu chí, quy định, có cơ chế phối hợp hiệu quả trong xử lý các vấn đề liên ngành.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, cần thay đổi nhận thức trong đánh giá, sử dụng cán bộ, chú trọng đến phẩm chất, năng lực thực thi nhiệm vụ thay vì chỉ quan tâm đến bằng cấp chứng chỉ.
Quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư do sắp xếp tinh gọn bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nghiên cứu có giải pháp đồng bộ dài hơi để khắc phục tình trạng thiếu biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, bảo đảm nguyên tắc có học sinh thì phải có giáo viên, có người bệnh thì phải có nhân viên y tế.
Tham mưu thực hiện chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng văn hóa công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại chuyên nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ