Nội dung thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh là chủ nhiệm. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh đề xuất một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, phòng chống BLHĐ ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cụ thể: Đối với học sinh. Giáo viên, cha, mẹ phải thay đổi quan hệ với người học, coi trọng việc gần gũi, tạo ra sự kết nối cảm xúc tích cực với các em, được các em tin cậy và chia sẻ.
Ngoài ra, các em cần được thực hành kỹ luật tích cực trong lớp học, trường học và gia đình để phòng ngừa sớm các hành vi bạo lực. Nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm đa dạng với HS làm trung tâm trong nói không với BLHĐ.
Cùng với đó, kết hợp với lồng ghép nội dung về giáo dục giá trị sống; kỹ năng sống vào chương trình, nội dung và các hoạt động giáo dục khác. Các trường nên có hòm thư hoặc kênh thông tin tin cậy để các em chia sẻ, thông báo về hành vi BLHĐ. Bố trí nhân lực để hỗ trợ tư vấn hiệu quả, nhanh chóng trong giải quyết các vấn đề khó khăn cho các em.
Môi trường giáo dục ảnh hưởng đến học tập của HS trong nhà trường (Deborah A. McIlrath and William G. Huitt, 1995) |
Đối với giáo viên chủ nhiệm, PGS Nguyễn Thị Mỹ Trinh đề xuất, cần tăng cường nhận thức, có thái độ đúng đắn, tôn trọng và ghi nhận đối với giáo viên phổ thông và giáo viên chủ nhiệm công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường học.
Ngoài ra, cần lựa chọn nhà giáo dục có uy tín, có kinh nghiệm vào vị trí giáo viên chủ nhiệm. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng làm công tác chủ nhiệm trong bối cảnh mới; Hướng dẫn giáo viên thực hành kết nối cảm xúc tích cực với HS và Cha, mẹ HS, cũng như thực hiện kỷ luật tích cực trong lớp học.
Mặt khác, điều chinh quy định pháp lý về nhiệm vụ giao GVCN sao cho giảm việc hành chính, họp hành, làm hồ sơ, sổ sách…để họ có nhiều thời gian gần gũi, giám sát, hỗ trợ HS; chế độ đãi ngộ tạo động lực cho họ; có quy định khen thưởng, xử phạt phù hợp.
PGS Nguyễn Thị Mỹ Trinh cũng đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cơ chế, thể chế, hoạt động trong nhà trường và sự phối hợp nhà trường – gia đình - cộng đồng. Cùng với đó là một số vấn đề liên quan đến pháp lý như: Rà soát, điều chỉnh chính sách có liên quan đến xây dựng và đảm bảo các điều kiện để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục.
Theo đó, cần thống nhất các quy đinh pháp luật có liên quan đến BLHĐ. Điều chỉnh chế độ nhà giáo ở các vị trí đặc biệt như: giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng. Đồng thời ban hành Thông tư hướng dẫn công tác khen thưởng, xử phạt trong cơ sở giáo dục; Đánh giá và cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên, trong đó hồ sơ đạo đức nhà giáo là thành tố quan trọng.