Xây dựng đề cương sách chuyên khảo lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn

GD&TĐ - Sáng 21/12, Trường ĐH Công đoàn tổ chức Tọa đàm khoa học “Xây dựng đề cương sách chuyên khảo: Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”.

Chuyên gia, nhà khoa học tham góp tại Tọa đàm.
Chuyên gia, nhà khoa học tham góp tại Tọa đàm.

Phát biểu tại Tọa đàm, PGS.TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn – khẳng định, là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực; Trường ĐH Công đoàn vừa thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tổ chức Công đoàn, vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

“Có thể nói, Trường ĐH Công đoàn là cơ quan đặc biệt, mắt xích quan trọng trong nghiên cứu, đào tạo và phát triển giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” - PGS.TS Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh; đồng thời nhìn nhận: Việc tổ chức Tọa đàm Khoa học: “Xây dựng đề cương sách chuyên khảo: Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn” nhằm thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ GD&ĐT.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn phát biểu tại Tọa đàm.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn phát biểu tại Tọa đàm.

Lãnh đạo Trường ĐH Công đoàn mong muốn, Tọa đàm sẽ là diễn đàn khoa học hiệu quả, để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi về giai cấp công nhân và công đoàn. Đồng thời, góp ý nhận xét nhằm hoàn thiện đề cương sách chuyên khảo “Xây dựng đề cương sách chuyên khảo: Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”.

TS Phan Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng Khoa Quan hệ lao động và Công đoàn – cho hay, Trường ĐH Công đoàn được giao nhiệm vụ phối hợp với Ban tuyên giáo (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), Vụ Giáo dục đại học và Vụ Giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT xây dựng đề cương cuốn sách chuyên khảo “Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”.

Dự thảo đề cương gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất: Lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam gồm 2 chương: Chương 1 là “Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam”. Chương 2 “Các quan điểm, sứ mệnh lịch sử và bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam”

Phần thứ hai: Lý luận về tổ chức công đoàn Việt Nam gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về công đoàn Việt Nam. Chương 2: Tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam. Chương 3: Công tác tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam.

Toàn cảnh Tọa đàm.

Toàn cảnh Tọa đàm.

Theo TS Phan Thị Thanh Huyền, thực tiễn và lý luận cách mạng cho thấy, cơ sở vững chắc khẳng định vai trò, tầm quan trọng, mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, cùng phát triển giữa giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra định hướng xây dựng xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc lần thứ XIII, Bộ GD&ĐT và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp công tác số 3257/CTPH-TLĐLĐVN-BGDĐT ngày 14/12/2021 về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2021 - 2026. Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác, hai bên đã thống nhất phối hợp biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phù hợp với nhu cầu của công nhân, viên chức, lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ