Xăng sinh học E5: Cần nhiều hơn chính sách hỗ trợ

GD&TĐ - Một số phương tiện thông tin đại chúng và diễn đàn xã hội trên mạng Internet thời gian gần đây đăng tải thông tin cho rằng, từ ngày 1/6/2016, tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ dừng hoàn toàn việc bán xăng RON 92, thay vào đó sẽ bán xăng sinh học E5. 

Xăng sinh học E5:  Cần nhiều hơn  chính sách hỗ trợ

Ngày 12/5, trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) khẳng định, thông tin này hoàn toàn không chính xác. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này cũng có điều đáng suy ngẫm…

Việc khuyến khích sử dụng và đẩy mạnh nguồn cung xăng sinh học E5 ra thị trường được thực hiện theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Tuy nhiên, khách quan mà nhìn nhận trên thực tế thì mặt hàng nhiên liệu này chưa thực sự khiến người tiêu dùng mặn mà, chỉ vì lý do duy nhất: Chưa ai thấy được sự khác biệt về giá so với mặt hàng xăng hóa thạch RON 92 (cùng chủng loại), trong khi những tác động như thế nào đến động cơ thì cũng chưa rõ ràng (việc tuyên truyền mới chỉ chú trọng nhiều vào khâu bảo vệ môi trường).

Như vậy, ngay từ khâu tác động tới tâm lý người tiêu dùng, hướng tuyên truyền chỉ mới là kêu gọi sự tự giác, thay vì cho người tiêu dùng nhìn thấy quyền lợi thiết thực cho mình. Không ai có thể phủ nhận loại xăng sinh học này phục vụ đắc lực cho mục đích môi trường, nhưng mục đích giảm chi phí tiêu dùng của người dân thì không rõ ràng. Vậy có lý gì người dân từ bỏ một mặt hàng quen thuộc, ổn định với phương tiện của mình, để chuyển sang một chủng loại mới, giá cũng không ít hơn đáng kể, trong khi mục đích bảo vệ môi trường lại chung chung quá.

Xem ra, nguyên căn vẫn nằm ở chỗ chúng ta có chủ trương, có sự chỉ đạo khá cụ thể, nhưng cơ chế chính sách ưu đãi để phát triển và mở rộng việc kinh doanh mặt hàng nhiên liệu mới này lại khá thiếu. Hãy nhìn ngay vào thuế môi trường. Mặt hàng đưa ra để phục vụ mục đích bảo vệ môi trường, hay vì ưu đãi bằng thuế thì mức thuế cho xăng E5 thực tế cũng không kém là bao (nói cách khác là gần bằng) so với mức thuế môi trường của xăng khoáng RON 92. Đó là một bất hợp lý. Bất hợp lý này kéo theo yếu tố thứ hai: Đẩy giá thành lên cao. Mức kém vài trăm đồng một lít so với xăng truyền thống RON 92 là một thất bại. Mặt khác, rõ ràng chúng ta vận động đẩy mạnh sử dụng và tăng nguồn cung E5, nhưng sự ưu đãi vẫn đang nằm hoàn toàn ở xăng hóa thạch truyền thống, khi mà xăng E5 không được trích Quỹ Bình ổn giá trong khi xăng khoáng lại được trích quỹ 300 đồng/lít. Nếu cứ sử dụng quỹ của 2 loại xăng giống nhau nhưng xăng E5 không được trích quỹ sẽ ngày càng lép vế là điều dễ hiểu.

Thiết nghĩ, nếu muốn đẩy mạnh tiêu thụ xăng sinh học ra thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước nhất định phải đánh giá hiệu quả của việc thực hiện thí điểm lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, theo Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2014 đến nay.

Cũng như đối với các hàng hóa tiêu dùng khác, người dân có quyền được lựa chọn theo nhu cầu và khả năng chi trả, bởi vậy nên thị trường xăng dầu vẫn cần phải có nhiều sự lựa chọn thay bằng một lựa chọn duy nhất. Người tiêu dùng cũng có quyền được đảm bảo an toàn cho nên phải khẳng định và chứng minh được tính an toàn của xăng E5 trong quá trình sử dụng (điều này đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng hay tổ chức nào đứng ra để kiểm nghiệm và công khai rộng rãi với người dân). Ngoài ra, người tiêu dùng còn có quyền được thông tin trung thực xung quanh xăng E5 và xăng A92 từ các cơ quan có trách nhiệm, sau cùng mới là yếu tố giá cả. Đấy mới là điều quan trọng nhất để đẩy mạnh “cầu” cho mặt hàng năng lượng còn mới mẻ này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.