Tuy nhiên, một số xác ướp tại Trung Quốc lại không hề đơn giản như vậy. Nhiều xác ướp trong số đó có thể được truy nguyên từ 4.000 năm trước.
Điều kỳ lạ hơn nữa là chúng có khuôn mặt với làn da trắng và rất khác với người Trung Quốc sống trên vùng đất được tìm thấy qua rất nhiều thế hệ. Khi các nhà khảo cổ bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra nguồn gốc của những người này, họ thấy cực kì khó hiểu bởi những xác ướp đó có chung đặc điểm nhân chắc học với người Mesopotamia (Lưỡng Hà), Châu Âu, Tây Bắc Á và Ấn Độ.
National Geographic từng sản xuất một bộ phim lại liệu nói về sự trao đổi và tiếp xúc giữa phương Đông và phương Tây từ góc nhìn của thế giới phương Tây.
Đối với người bình thường, người ta sẽ coi khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây là rất lớn vào thời cổ đại. Nhưng cũng có nhiều mô tả về thế giới phương Tây trong các tài liệu sách của người Trung Quốc cổ đại, nhưng chúng thường không rõ ràng hay chỉ đơn giản là so sánh những điều kỳ lạ ở vùng núi và biển. Điều tương tự cũng xảy ra đối với người phương Tây.
Trước Marco Polo, thế giới phương Tây có đầy những định kiến kỳ lạ về trí tưởng tượng của phương Đông, và ngay cả người phương Tây hiện đại đội lúc vẫn có những cái nhìn kỳ lạ về người Đông Á.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa phương Đông và phương Tây thời cổ đại trên thực tế bí ẩn và thú vị hơn những gì mà chúng ta vẫn thường nghĩ.
Trong những năm 1970 và 1980, Trung Quốc đã phát hiện ra một số lượng lớn xác ướp khô tự nhiên ở vùng lưu vực sa mạc Tarim của Tân Cương.
Các thi thể được bảo quản trong một môi trường cực kỳ hoàn hảo, không chỉ với khuôn mặt và quần áo, ngay cả những vật dụng họ mang bên mình cũng hết sức khác lạ và độc đáo.
Một xác ướp khô tự nhiên.
Năm 1988, khi một học giả người Mỹ tới Trung Quốc để quan sát và nghiên cứu về những xác ướp, ông ta đã phát hiện ra khuôn mặt của những xác ướp dường như có những điểm tương đồng với mình, và đặc biệt là màu da.
Bởi theo những tài liệu từng biết trước đây, vào khoảng 3.000 năm trước vẫn chưa hề có sự lưu thông trao đổi hàng hóa hay sự kết nối giữa phương Đông và phương Tây.
Tại sao một người đàn ông da trắng xuất hiện trên đất Trung Quốc hơn 3.000 năm trước?
Vào thời điểm đó, cầu nối duy nhất giữa thế giới phương Đông và phương Tây là vượt qua lưu vực Tarim từ phía tây bắc, nơi mà những xác ướp có màu da trắng này được khai quật.
Từ đó có giả thuyết được đưa ra, có vẻ như những người da trắng này đã định cư ở đây, nhưng ngày nay chúng ta không có manh mối nào khác ngoài những xác ướp này. Truy nguyên về những tài liệu sách cổ cũng không hề có bất cứ ghi chép gì, và tới ngày nay chúng ta cũng không tìm được manh mối nào về hậu duệ của họ sinh sống trên mảnh đất đó.
Năm 1978, nhà khảo cổ học Trung Quốc Wang Binghua đã dẫn đầu nhóm khảo cổ tiến vào trung tâm lưu vực Tarim, nơi các xác ướp sở hữu khuôn mặt bất đồng với người Đông Á được khai quật.
Ắt hẳn sẽ có nhiều người đoán rằng họ là những chiến binh cổ đại của Tây Vực hoặc những người dân du mục chăn nuôi gia súc di chuyển từ phía tây đến.
Và có lẽ những suy đoán này là đúng, bởi họ sinh sống và định cư trong những ốc đảo trên sa mạc thuộc lưu vực Tarim, nhưng những đồ vật mà họ mang theo lại vô cùng kỳ lạ.
Từ những tấm vải trên chiếc váy của một xác ướp nhỏ được khai quật đã mang lại những manh mối mới về việc xác định nguồn gốc của những xác ướp này.
Kỹ thuật và kết cấu của chiếc váy này được làm từ vải chéo của châu Âu, chúng cũng có chung đặc điểm với những gì được khai quật ở Đức, Áo và Scandinavia.
Loại vải này cũng được công nhận là một loại vải dệt độc đáo ở châu Âu, ngoài ra chất liệu của chúng hầu hết là len, trong khi vải của Trung Quốc thời đó chưa hề có kỹ thuật chăn cừu và vải thường được dệt bằng sợi thực vật và lụa.
Ngoài ra, một manh mối quan trọng khác cũng đã được tìm thấy từ những xác ướp, đố là những công cụ bằng đồng.
Đối với người Trung Quốc, nhắc đến đồ đồng chắc chắn sẽ khiến chúng ta nhớ đến những chiếc chuông đồng hay vạc ba chân bằng đồng,...Tuy nhiên, thế giới lại tin rằng công nghệ luyện đồng có nguồn gốc từ Lưỡng Hà. Công nghệ đồng của Trung Quốc thường được coi là đã hấp thụ và học hỏi từ các các cải tiến công nghệ nước ngoài.
Cho tới nay vấn đề này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, nhưng theo các di chỉ khảo cổ cũng như những đồ vật từ các xác ướp này cũng cấp, có lẽ đồ đồng xuất hiện sớm hơn từ phương Tây và dần dần du nhập vào Trung Nguyên, bởi những vật dụng bằng đồng sớm nhất là được tìm thấy tại Tân Cương.
Xương, móng ngựa, yên ngựa và quần áo cũng được tìm thấy bên cạnh những xác ướp bí ẩn này. Quần của họ được coi là đồ chuyên dụng được phát minh để cưỡi ngựa. Ngựa của họ cũng có rất nhiều điểm tương đồng với những loài ngựa đại diện cho nền văn minh của khu vực ngoại giao Á-Âu hiện nay.
Người dân ở đó đã từng thuần hóa những con ngựa hoang cách đây 5.500 năm, trong khi đó ngựa Trung Quốc chỉ xuất hiện vào khoảng 2.000 năm trước và xác suất cao cũng được phương Tây mang tới.
Ngoài ra, tại nơi những xác ướp bí ẩn này được phát hiện, một số vật phẩm từ nền văn minh Trung Quốc cũng được khai quật và họ đã suy đoán rằng những người này đã giao dịch với người Hán ở Trung Nguyên thông qua trao đổi hàng hóa.
Điều đáng kinh ngạc nhất là trong Bảo tàng Hermecca của Nga, một xác ướp được khai quật ở Siberia cũng có nhiều điểm tương đồng với các xác ướp bí ẩn của Tân Cương, nhưng khoảng cách giữa hai địa điểm đó lại là 1000km.
Trong số những vật phẩm được khai quật ở Siberia, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy được loại vải hoàn toàn giống với loại của các xác ướp tại Tân Cương.
Ngoài ra tại hai địa điểm này còn phát hiện những điểm tương đồng khác như ngựa cũng như những chiếc xe hai bánh mang tính biểu tượng của văn hóa phương Tây với vành lớn, rộng, bánh xe cao và số lượng nan hoa rất nhiều nhất, và đó cũng là ấn tượng của người Trung Quốc đối với phương Tây thời kỳ cổ đại.
Vậy rốt cuộc các xác ướp bí ẩn tại Tân Cương đến từ đâu? Bằng chứng khảo cổ học cho thấy chúng dường như không có nguồn gốc rõ ràng. Công nghệ dệt có nguồn gốc từ châu Âu, công nghệ đồng đến từ Mesopotamia (Lưỡng Hà), ngựa thuần hóa có nguồn gốc từ khu vực biên giới Á-Âu và một số xác ướp được cho là những phù thủy cũng mang theo đồ trang trí làm bằng vỏ sò có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương.
Bởi vậy, muốn truy nguyên được nguồn gốc của những xác ướp đó, hy vọng cuối cùng là nhờ vào phân tích DNA. Giáo sư Jin Li của Đại học Fudan cho biết: "Mặc dù những xác ướp này được bảo quản trong môi trường gần như hoàn hảo, nhưng hàng ngàn năm là đủ để phá hủy hầu hết các vật liệu di truyền, nên việc phân tích DNA rất khó để thành công".
Nhưng sau nhiều nỗ lực, nhóm của giáo sư Jin Li cuối cùng đã rút được mô cơ có sẵn bên trong đùi của một xác ướp.
Sau khi phân tích, các đặc điểm di truyền này đến từ Đông Âu, Trung Đông, Siberia, Tây Tạng, Mông Cổ, Ấn Độ và thậm chí Đông Á, có thể nói đây là một nhóm người hỗn hợp đa sắc tộc.
Sự di cư của các nhóm dân tộc từ khắp lục địa Á-Âu đã mang lại những nền văn hóa và công nghệ khác nhau.
Giáo sư Jin Li tin rằng lưu vực Tarim là con đường chính cho sự di cư của các nhóm dân tộc cổ đại sang phía đông. Không nói quá khi cho rằng đây là nơi hội tụ của quốc gia cổ đại.