Phát hiện mới về xác ướp Ai Cập: 7 bí ẩn kỳ lạ

GD&TĐ - Nhờ công nghệ hiện đại như quét CT mà ngày hôm nay chúng ta mới có thể biết nhiều hơn về cuộc sống trước kia của các xác ướp cổ đại. 

Một xác ướp mèo đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie (Pennsylvania, Mỹ).
Một xác ướp mèo đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie (Pennsylvania, Mỹ).

Đã có nhiều huyền thoại kỳ lạ cùng những lời đồn đại hàng thế kỷ xoay quanh các xác chết khô héo này. Những câu chuyện dưới đây là những gì bí ẩn nhất về các xác ướp Ai Cập.

Xác ướp chữa bệnh

Cho đến cuối thế kỷ 18 (và có thể lâu hơn nữa), đã từng có ý tưởng chế ra thuốc từ các bộ phận cơ thể con người và chuyện mất vệ sinh là điều thường thấy.

Các xác ướp thường được đặt cho cái tên là mumia (một từ gốc tiếng Ba Tư có nghĩa là sáp và nhựa cây dùng để tẩm ướp) được bán ở dạng các loại bột có thể tạo ra thạch cao hoặc hòa thành dạng lỏng dùng để chữa trị một số căn bệnh.

Hai nhà triết học tự nhiên là Robert Boyle và Francis Bacon đã ủng hộ việc sử dụng bột xác ướp để trị các vết bầm tím và cả ngừa chảy máu. Ngày hôm nay, chúng ta đã có băng gạc y tế để làm điều đó.

Nhiên liệu cho đầu máy xe lửa

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Howard Carter liên quan đến các lời nguyền Tutankhamun. Ảnh nguồn: Daily Mail 

Hồi thế kỷ 19, một số tờ báo Mỹ đã báo cáo một hệ thống đường sắt non trẻ của Ai Cập đã sử dụng các xác ướp làm nhiên liệu cho việc chạy các đầu máy xe lửa, lý do là bởi thiếu nguồn nhiên liệu đốt.

Văn hào Mark Twain, người đã đi xe lửa từ Cairo đến Alexandria, và viết trong cuốn sách “Những người ngốc ở nước ngoài” xuất bản năm 1869 có viết: “Nhiên liệu mà họ dùng để chạy các đầu máy xe lửa thực ra là những xác ướp có niên đại 3.000 năm tuổi, xác được mua với trọng lượng hàng tấn hoặc mua ngay tại mộ với cùng mục đích”.

Sau đó Mark Twain đã chứng minh cho lời tuyên bố của mình: “Tôi cảm thấy việc đó như đang hiển thị trước mắt. Tôi sẵn sàng tin nó. Tôi có thể tin bất kỳ thứ gì”. Thật ra, toàn bộ ý tưởng đốt xác ướp để vận hành đường sắt là không cần thiết do mối quan hệ bang giao giữa Ai Cập với Vương quốc Anh.

Trong cuốn sách xuất bản vào năm 2017 mang tiêu đề “Aegyptiaca: Thời báo về lịch sử tiếp thu Ai Cập cổ đại”, học giả Chris Elliot đã cải chính: “Ngay khi đường ray và đầu máy xe lửa được chế tạo ở Anh và sau đó nhập khẩu vào Ai Cập, hiển nhiên rằng nhiên liệu đốt phải là than đá không phải là các xác ướp Ai Cập”.

Văn phòng phẩm chất lượng cao

Nhà báo người Anh, William Thomas Stead, người đã bịa chuyện xác ướp làm chìm tàu Titanic, bản thân ông cũng chết khi con tàu chìm. Ảnh nguồn: Wikipedia.

Các lữ khách Âu châu đặt chân đến Ai Cập trước thế kỷ 19 thường mang về quê hương họ rất nhiều câu chuyện về những loại vải liệm xác ướp, thứ vải đó sẽ dùng làm nên một loại giấy chất lượng cao.

Học giả Chris Elliott cho rằng, những lời tuyên bố trên mang tính chất châm biếm, đồng nghĩa nó đánh vào sự đả kích cánh thương nhân hám lợi.

Tuy nhiên, huyền thoại về “giấy xác ướp” đã không bị dập tắt. Một cuốn sách có từ năm 1876 viết về lịch sử của nghề làm giấy, đã tuyên bố rằng có một tờ báo ở Syracuse (New York) đã được in trên giấy làm hoàn toàn từ vải liệm rách của các xác ướp Ai Cập.

Nhưng tờ báo kia lại tuyên bố rằng: “Vải vụn từ Ai Cập. Tờ báo thường nhật của chúng tôi được in trên loại giấy vụn được nhập trực tiếp từ xứ sở các Pharaoh ngay trên bờ sông Nile.

Chúng được nhập bởi ngài G. W. Ryan, nhà sản xuất giấy kỳ cựu tại làng Marcellus Falls (quận Onondaga, New York), và ông ấy cho rằng, vải vụn đó khá tốt như các loại vải vụn ở Anh và Pháp”.

Các báo cáo sau đó cũng chỉ đích danh những nhà máy ở Đông Bắc Mỹ cũng sản xuất ra giấy xác ướp, nhưng mọi chuyện chỉ là giai thoại và cũng không có bằng chứng nào cho thấy chúng tồn tại.

Lời nguyền xác ướp

Có vài tiểu thuyết gia sống vào thế kỷ 19 bao gồm Louisa May Alcott, đã viết nên nhiều câu chuyện ly kỳ xoay quanh các xác ướp đã “trả thù” những người nào đó có ý đồ động chạm tới nơi an giấc ngàn thu của người xưa.

Nhưng các lời nguyền xác ướp thực sự đã cất cánh sau khi nhà khảo cổ học Howard Carter mở lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1922.

Gần như ngay lập tức, những đồng nghiệp của ông Carter đã trải qua nhiều điềm báo vô cùng kỳ lạ cùng những cái chết khó hiểu. Một con rắn hổ mang (được khắc trên mặt nạ châu báu của vua Tutankhamun) được cho là đã “xơi tái” con chim hoàng yến thường đồng hành trong chuyến thám hiểm cùng với ông Carter.

Lãnh chúa Carnarvon, người chi tiền cho chuyến thám hiểm, bỗng đột ngột qua đời sau khi bị muỗi lạ đốt lúc ông có mặt trong hầm mộ vua Tutankhamun.

Ông Bruce Ingham, một người bạn thân của ông Carter và cũng là một nhà xuất bản, đã nhận một bàn tay xác ướp và ông dùng làm cái để chặn giấy, lời nguyền ứng nghiệm và ngôi nhà của ông Ingham sau đó bị cháy rụi.

Cùng lúc đó, nhà khảo cổ học Carter qua đời ở tuổi 64 (năm 1939), còn Evelyn (con gái của Lãnh chúa Carnarvon, người đã có mặt ở hầm mộ cổ đại), đã qua đời vào năm 1980. Các lời nguyền xác ướp thật đáng sợ!

Làm đắm tàu Titanic

Một thời gian ngắn sau khi chiếc tàu chở khách khổng lồ Titanic bị đắm, một tin đồn đã lan truyền khắp nơi nói rằng chính xác ướp là thế lực đã gây ra thảm họa.

Một nhóm người Anh bị cáo buộc đã lấy một cỗ quan tài bên trong có chứa xác ướp của một nữ thầy tu Ai Cập (người này đã tạ thế vì một căn bệnh bí ẩn hoặc chết do đa chấn thương nghiêm trọng).

Bằng cách nào đó, chiếc quan tài đã được chuyển tới London và tiếp tục tàn phá những người tham gia vận chuyển nó, cho đến khi quan tài được một nhà khảo cổ học người Mỹ nóng tính mua lại và chuyển tới New York cùng đi trên chiếc tàu Titanic.

Lời nguyền xác ướp ứng nghiệm với con tàu, nhưng bản thân quan tài được cứu và sau đó nó chễm chệ trong Bảo tàng Anh dưới những hoàn cảnh bí ẩn.

Nhưng sau khi nghiên cứu danh sách hàng hóa chở trên tàu Titanic thì không hề có xác ướp. Và sau đó người ta vỡ lẽ ra rằng câu chuyện xác ướp nguyền rủa đã được “nặn” ra bởi tay nhà báo W.T.Stead trước khi con tàu chìm.

Bản thân nhà báo Stead nói dại thành nói thật và đã đắm cùng với con tàu định mệnh.

Làm phân bón chất lượng cao

Người Ai Cập cổ đại đã hiến tế, ướp và nhồi hàng triệu xác động vật bao gồm cả mèo để làm đồ cúng cho nhiều vị thần của họ. Khoảng năm 1888, một người nông dân Ai Cập đã tình cờ khám phá ra một nghĩa địa cổ xưa chứa đến hàng nghìn xác ướp mèo và khoảng 180.000 xác ướp mèo đã được chuyển tới Anh.

Một số cuộc bán đấu giá sọ mèo ướp đã diễn ra. Và nhiều phần xác mèo đã được bán cho một thương nhân Liverpool, người này đã nghiền nát xác mèo và bán nó làm phân bón. Dù thật sự cũng có một số xác ướp bị làm phân bón, nhưng chuyện này không thường xuyên xảy ra.

Ăn xác để có sức mạnh vô song

Vua Charles II nước Anh (người đã trị vì nước Anh từ năm 1660 đến năm 1685), được cho là đã phết bột xác ướp vào mặt mình với niềm tin sẽ hấp thụ được sức mạnh vô địch của các Pharaoh.

Vua Charles II cũng được cho là đã trộn lẫn bột làm từ đầu lâu người (có thể có hoặc không là đầu lâu lấy từ các xác ướp thật sự) với một thứ thảo dược bí truyền, và ngài sẽ uống nó nhằm tăng cường sức khỏe và khả năng chịu đựng.

Nhiều người châu Âu tin rằng, xác ướp sở hữu sự thông thái và vì thế mà việc ăn hay hấp thụ bột xác ướp sẽ giúp người sử dụng trở nên thông minh hơn. Các học giả ngày hôm nay cho rằng, cách thức uống bột xác ướp cũng tương tự nghi thức uống rượu lễ của người theo đạo Công giáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.