Xác định số lượng thiên thạch rơi xuống Trái đất

GD&TĐ - Cứ khoảng 500 năm một lần sẽ có một tảng đá lớn rơi xuống Trái đất và tạo ra vụ nổ như sự kiện Tunguska năm 1908 ở Nga.

Vụ va chạm như thiên thạch “xóa sổ” khủng long trong kỷ Phấn trắng có thể xảy ra sau mỗi 100 triệu đến 200 triệu năm.
Vụ va chạm như thiên thạch “xóa sổ” khủng long trong kỷ Phấn trắng có thể xảy ra sau mỗi 100 triệu đến 200 triệu năm.

Trong khi đó, một thiên thạch rộng khoảng 3.280 feet (1km) được ước tính sẽ rơi xuống Trái đất sau mỗi 300 đến 500 nghìn năm.

Bầu khí quyển bảo vệ khỏi thiên thạch

Trong 4,5 tỷ năm tồn tại, Trái đất đã bị hàng trăm tiểu hành tinh lớn đâm vào bề mặt. Ít nhất 190 trong số những vụ va chạm này đã để lại những “vết sẹo” khổng lồ mà ngày nay vẫn chưa thể xóa nhòa.

Tuy nhiên, không phải mọi tảng đá không gian khi đi vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta đều rơi xuống mặt đất. Hầu hết các khối đá không gian khi đi vào bầu khí quyển của Trái đất đều không lớn. Chúng rất nhỏ, với chiều ngang khoảng 3 feet (1 mét).

Theo NASA, bất kỳ tảng đá không gian nào có đường kính dưới 82 feet (25 mét) thường sẽ không vượt qua bầu khí quyển của Trái đất. Tốc độ nhanh của đá không gian sẽ làm nóng các khí trong khí quyển. Từ đó, đốt cháy đá không gian khi nó đi qua.

Trong hầu hết trường hợp, bất kỳ tàn tích đá không gian nào lọt qua bầu khí quyển sẽ gây ra ít hoặc không gây thiệt hại nếu nó chạm tới mặt đất. Ông Paul Chodas - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của NASA tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) ở Pasadena, California, cho biết: “Bầu khí quyển bảo vệ chúng ta khỏi các tác động trong hầu hết các trường hợp”.

Mỗi năm, hàng triệu mảnh đá từ ngoài không gian bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái đất. Nhiều mảnh vỡ trong thời gian ngắn bùng nổ và xuất hiện trên bầu trời như những “ngôi sao băng”. Song, câu hỏi được đặt ra là: Có bao nhiêu tảng đá còn nguyên vẹn sau cú lao xuống Trái đất với tốc độ cao?

Những tảng đá từ không gian đáp xuống Trái đất được gọi là thiên thạch. Các tác động khổng lồ, có khả năng kết thúc triều đại của loài khủng long khoảng 66 triệu năm trước, gây ra bởi một tiểu hành tinh hoặc sao chổi có chiều ngang khoảng 6 dặm (10 km). Song, đó là hiện tượng cực kỳ hiếm. Thay vào đó, hầu hết các thiên thạch rơi xuống Trái đất đều rất nhỏ. Tương đối ít thiên thạch còn nguyên vẹn sau khi bốc cháy trong bầu khí quyển.

Các nhà khoa học ước tính, có ít hơn 10 nghìn thiên thạch va chạm vào đất hoặc nước của hành tinh chúng ta. Đây là con số thấp hơn so với Mặt trăng - nơi không có bầu khí quyển. Mặt trăng cũng là nơi thường hứng chịu vụ va chạm từ các tảng đá có kích thước khác nhau, khoảng 10 đến 1 nghìn tấn bụi (nhỏ hơn 1 mm) va chạm với Mặt trăng mỗi ngày.

Theo NASA, mỗi năm, có khoảng 33 nghìn vụ va chạm của Mặt trăng với thiên thạch có kích thước bằng quả bóng bàn. Mặc dù có kích thước nhỏ, mỗi mảnh trong số này tác động lên bề mặt với lực tương đương 3,2 kg thuốc nổ.

Thiên thạch thường là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh hoặc sao chổi.

Thiên thạch thường là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh hoặc sao chổi.

Dự kiến thời điểm thiên thạch rơi

Một nghiên cứu cho rằng, các vật liệu cốt lõi tạo nên DNA đã được vận chuyển đến Trái đất từ không gian thông qua một thiên thạch vào khoảng 3,5 tỉ năm trước. Sau khi phân tích 3 thiên thạch bằng những phương pháp hiện đại, các nhà khoa học đã nhận thấy sự hiện diện của cả bốn thành phần chính của DNA. Điều này chứng minh các mảnh ghép cần thiết cho sự sống thật sự được tìm thấy trong không gian.

Những tảng đá không gian được gọi là thiên thạch là các tiểu hành tinh nhỏ, hoặc những thành viên nhỏ nhất của Hệ Mặt trời. Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS), những thiên thạch này gồm những tảng đá rộng khoảng 3 feet (1 mét), đến các vi hạt bụi siêu nhỏ. Thiên thạch thường là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Tuy nhiên, một số có thể là mảnh vỡ bắn ra khỏi hành tinh hoặc Mặt trăng.

Theo Meteoritical Society, có hơn 300 thiên thạch đã biết có nguồn gốc là các mảnh của sao Hỏa. Khi các thiên thạch xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất, chúng bốc cháy do ma sát với không khí và tạo ra những vệt sáng trên bầu trời. Những tảng đá rực lửa rơi xuống này được gọi là thiên thạch.

AMS cho biết, một thiên thạch rất sáng được gọi là quả cầu lửa. Có hàng nghìn quả cầu lửa bùng cháy trên bầu trời Trái đất mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó xảy ra trên các đại dương và khu vực không có người ở. Thậm chí, rất nhiều quả cầu lửa bị che lấp bởi ánh sáng ban ngày.

Gonzalo Tancredi - nhà thiên văn học tại Trường Đại học Cộng hòa ở Montevideo, (Uruguay) - cho biết, hầu hết các thiên thạch được phát hiện trên Trái đất “đến từ những trận mưa sao băng, kết hợp với bụi từ sao chổi”. Tuy nhiên, chuyên gia này lý giải, mưa sao băng không tạo ra thiên thạch.

Bởi, các thiên thạch trong những trận mưa như vậy thường quá mỏng manh để tồn tại sau khi rơi xuống Trái đất. Để ước tính số lượng thiên thạch va vào Trái đất mỗi năm, nhà thiên văn Tancredi đã phân tích dữ liệu từ Hiệp hội Thiên thạch. Từ năm 2007 - 2018, có 95 báo cáo về thiên thạch rơi xuống Trái đất.

Không thể biết chắc có bao nhiêu thiên thạch rơi xuống đại dương và chìm xuống đáy biển mà không bị phát hiện. Tuy nhiên, 29% bề mặt hành tinh chúng ta được bao phủ bởi đất. Do đó, ông Tancredi lưu ý rằng, các khu vực thành thị, với khoảng 55% dân số sinh sống, chiếm khoảng 0,44% diện tích đất. Có khoảng 6.100 vụ thiên thạch rơi mỗi năm xuống khắp Trái đất và khoảng 1.800 vụ rơi là trên đất liền.

Ông Tancredi thông tin thêm, các tảng đá không gian rộng khoảng 33 feet (10 mét) dự kiến đi vào bầu khí quyển của Trái đất cứ sau 6 đến 10 năm. Cứ khoảng 500 năm một lần sẽ có một tảng đá đủ lớn để tạo ra vụ nổ như sự kiện Tunguska năm 1908 ở Nga.

Một tác động vũ trụ lớn từ tảng đá rộng khoảng 3.280 feet (1 km) được ước tính sẽ xảy ra sau mỗi 300 đến 500 nghìn năm. Trong khi đó, một vụ va chạm như thiên thạch “xóa sổ” khủng long trong kỷ Phấn trắng có thể xảy ra sau mỗi 100 triệu đến 200 triệu năm.

Theo  Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.