Xã hội ghi nhận và dành nhiều tình cảm cho ngành Giáo dục

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngành Giáo dục ngày càng được xã hội ghi nhận và dành nhiều tình cảm. Niềm tin với ngành Giáo dục tiếp tục được củng cố và nhân lên gấp bội.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị.

Chiều 4/1, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Thị Minh, Hoàng Minh Sơn; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng

Nhắc lại câu nói của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: ngành Giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ 2 thứ là: Giáo viên và tài chính, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Năm qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các vụ, cục đã thẳng thắn cung cấp cho xã hội, các cơ quan chức năng nhiều thông tin khách quan, trong đó có cả những yếu tố thuận lợi, khó khăn và thách thức mà ngành Giáo dục gặp phải.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song Bộ GD&ĐT đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng. Điều đó được thể hiện trong Báo cáo tổng kết công tác năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Đề cập đến một số nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong năm 2023, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, các đơn vị được thụ hưởng vốn đầu tư công, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch đề ra. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Với những cơ quan, đơn vị được thanh tra, cần thực hiện nghiêm túc báo cáo sau khi có kết luận, tránh tình trạng làm báo cáo trong tâm thế “trả bài” cho xong.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị.

“Trong năm 2023, Bộ sẽ tổ chức hội nghị với các trường sư phạm về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên” – Thứ trưởng thông tin và trao đổi về một số kiến nghị, đề xuất của cơ sở giáo dục đại học; trong đó có vấn đề cắt giảm kinh phí. Chia sẻ khó khăn với các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng cho hay: theo dự toán ngân sách, kinh phí cho các trường sẽ cắt giảm theo lộ trình tự chủ đại học. Trên tinh thần đó, các trường cần có kế hoạch để không bị động.

Về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, Thứ trưởng cho rằng, 78 cơ sở giáo dục đại học vi phạm trong tuyển sinh là không bình thường, cần rà soát lại thể chế, nếu cần có thể sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính khách quan và phù hợp với thực tiễn.

Chủ động tâm thế trong năm 2023

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023; Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ bày tỏ, toàn ngành quyết tâm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục 2018; trong đó có một số môn học mới.

Cùng đó, xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024. Từ năm 2025 trở đi, Bộ GD&ĐT vẫn xác định mục tiêu chính của Kỳ thi này là xét công nhận tốt nghiệp; đồng thời cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý, năm 2023 cần đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý, năm 2023 cần đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập.

Trên tinh thần đó, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp. Hiện, nhiều cơ sở giáo dục đại học tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực, Bộ hoan nghênh và khuyến khích việc này. Song, đề thi cần tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng lưu ý, năm 2023 cần đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập, với những tiêu chí cụ thể. Đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác truyền thông thông qua chiến lược tổng thể. Ngoài ra, cần xây dựng các tuyến bài phù hợp và mở rộng hợp tác các cơ quan báo chí.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Trong 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội năm 2023 có việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ. Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong thực hiện nhiệm vụ này.

Trong nhiều nhiệm vụ với giáo dục đại học, Thứ trưởng lưu ý các trường nên thực hiện tốt theo tinh thần tự chủ; đồng thời giữ tinh thần đoàn kết, ổn định để phát triển. Mặt khác, làm thật tốt công tác thực thi pháp luật, chủ động rà soát để hạn chế thấp nhất các sai phạm, chú trọng các công việc phục vụ cho nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành…

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD&ĐT và Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ bày tỏ thống nhất cao với Báo cáo tổng kết công tác năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Ông Nguyễn Đức Tài - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng, ghi nhận: Năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn nhưng những nhiệm vụ trọng tâm, lớn của ngành Giáo dục đã hoàn thành. Qua đó cho thấy, niềm tin của xã hội với ngành Giáo dục ngày càng được củng cố.

Ông Nguyễn Đức Tài ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ông Nguyễn Đức Tài ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ông Tài cũng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

Đặc biệt, Bộ đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Chuỗi sự kiện tạo được ấn tượng tốt và lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

Ông Nguyễn Đức Tài đề xuất, năm 2023, ngành Giáo dục cần đặc biệt quan tâm đến tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo. Các địa phương xây dựng chỉ tiêu biên chế đã có và chỉ tiêu bổ sung số lượng còn thiếu. Bộ cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học về tự chủ đại học; trong đó có việc thành lập hội đồng trường theo quy định hiện hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ