WHO: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, Covid-19 tấn công và làm suy yếu phổi khiến những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn.

Ảnh minh hoạ/internet
Ảnh minh hoạ/internet

Theo ThS, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - cán bộ WHO tại Việt Nam, những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá như: thuốc lá điếu, thuốc lào, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha… có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn khi nhiễm Covid-19.

Theo WHO, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công phổi. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi khiến cơ thể khó chống lại vi rút corona và các bệnh khác.

Một trong những nghiên cứu lớn nhất điều tra mối liên quan giữa Covid-19 và hút thuốc đã được công bố. Nghiên cứu xem xét kết quả lâm sàng từ hơn 1.000 bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 được xác nhận trong phòng thí nghiệm từ 535 bệnh viện trên khắp Trung Quốc.

Nghiên cứu này cho thấy, 12,4% những người hút thuốc tử vong do nhiễm Covid-19 hoặc cần đưa vào những đơn vị chăm sóc đặc biệt, hoặc phải thở máy. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 4,7% ở những người không hút thuốc. Tương tự, 21,2% những người hút thuốc hiện tại có các triệu trứng nghiêm trọng so với tỷ lệ 14,5% ở những người không hút thuốc.

Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực hạn chế tác động của vi rút corona. Vậy nên, đây là thời gian tốt nhất và khẩn cấp nhất để mọi người bỏ thuốc lá. Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các triệu trứng Covid-19 nghiêm trọng, WHO kêu gọi tất cả những người hút thuốc bỏ thuốc lá và các vaper hãy dừng hút.

Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – cho biết, trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, nhất là ở những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường…

“Tại Việt Nam, theo báo cáo của 1.400 bệnh viện trên cả nước, có tới 70 - 75% bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, tim mạch…). Rõ ràng, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh không lây nhiễm” – ông Khuê nói.

Thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian qua với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá tế đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. Hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, năm 2021, WHO chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.