WHO kêu gọi đầu tư thích đáng cho hệ thống y tế công cộng

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới vừa ra lời kêu gọi các quốc gia trên thế giới phục hồi hệ thống y tế. đảm bảo bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và an ninh y tế trong thời kỳ của đại dịch Covid-19 và xa hơn nữa.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, hệ thống y tế cần phải đạt hiệu suất cao theo định hướng chăm sóc sức khỏe ban đầu; có khả năng duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu cho tất cả mọi người, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp; đầu tư vào các chức năng y tế công cộng thiết yếu, cùng với quản lý rủi ro để có năng lực bền vững.

Dưới đây là tóm tắt nội dung kêu gọi của WHO đối với tất cả quốc gia (“Building health systems resilience for universal health coverage and health security during the Covid-19 pandemic and beyond” - World Health Organization 2021):

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại thảm khốc về con người, xã hội và kinh tế và đã chứng minh rằng việc làm cho hệ thống y tế có khả năng phục hồi để đạt được mức bao phủ y tế toàn dân và an ninh y tế phải là ưu tiên của mọi Quốc gia Thành viên của WHO. Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và an ninh y tế là hai mặt của cùng một vấn đề và phụ thuộc lẫn nhau.

Để một hệ thống y tế của một quốc gia có khả năng phục hồi đòi hỏi: hệ thống y tế đó phải đạt hiệu suất cao theo định hướng chăm sóc sức khỏe ban đầu; có khả năng duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu cho tất cả mọi người, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp; đầu tư vào các chức năng y tế công cộng thiết yếu, cùng với quản lý rủi ro để có năng lực bền vững.

Cần đầu tư đúng mức cho hệ thống y tế đảm bảo luôn sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế đảm bảo cho hệ thống y tế có đủ năng lực để ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó các mối đe dọa và tình huống khẩn cấp về sức khỏe trong tương lai.

Để hệ thống y tế có khả năng phục hồi sau đại dịch và luôn sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa mới trong tương lai đòi hỏi phải cải cách đáng kể hệ thống y tế ở mỗi quốc gia; điều này đòi hỏi phải định hướng lại các khoản đầu tư và chăm lo nguồn lực cho hệ thống y tế.

Cần phải xem xét những thiệt hại đáng kể từ các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia và cuộc sống hạnh phúc của người dân, mỗi quốc gia cần phải hành động để:

- Tăng cường và duy trì đầu tư thích đáng cho y tế (bao gồm cả nền tảng hệ thống y tế, sẵn sàng ứng phó khẩn cấp và quản lý rủi ro), phải xem y tế là trọng tâm trong phục hồi và phát triển kinh tế xã hội;

- Xây dựng một nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu vững chắc - một cách hiệu quả và công bằng nhất để đạt được mức bao phủ sức khỏe toàn dân và an ninh y tế;

- Đầu tư phát triển các chức năng y tế công cộng thiết yếu để nâng cao năng lực y tế cộng đồng toàn diện và bền vững ở tất cả các cấp của hệ thống y tế, bao gồm cả năng lực cần thiết để quản lý rủi ro khẩn cấp về mọi hiểm họa;

- Tích hợp các yêu cầu về an ninh y tế, khả năng sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp và quản lý rủi ro trong nỗ lực củng cố hệ thống y tế, và ngược lại;

- Đầu tư vào quản trị toàn xã hội với sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng, và xã hội, khu vực tư nhân và tất cả các cơ quan quản lý ngành;

- Đặc biệt chú ý đến những người yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng bởi các tình huống khẩn cấp về y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.