WHO cảnh báo trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không tiếp xúc thiết bị điện tử

Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử của trẻ nhỏ, theo đó trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được tiếp xúc.

WHO cảnh báo trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không tiếp xúc thiết bị điện tử

Nằm trong chiến dịch chống béo phì toàn cầu, ngày 24/4, WHO công bố những hướng dẫn mới về tầm quan trọng của giấc ngủ và các hoạt động thể chất lên sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ, bao gồm những khuyến nghị về thời gian sử dụng thiết bị điện tử.

WHO cảnh báo trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không tiếp xúc thiết bị điện tử
Có tới 80% trẻ em và 23% người lớn không hoạt động thể chất thường xuyên.

Cụ thể, các chuyên gia sức khỏe của WHO cho rằng trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc màn hình các thiết bị điện tử hơn một giờ mỗi ngày và càng ít tiếp xúc càng tốt. Còn với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiếp xúc này nên cấm tuyệt đối.

Ngoài ra, phụ huynh của những trẻ dưới 2 tuổi cần biết lựa chọn "chương trình chất lượng" đầy đủ giá trị giáo dục và cha mẹ nên xem cùng con để giúp trẻ hiểu những gì chúng xem.

Tuy tổ chức sức khỏe của Liên Hợp Quốc không nêu chi tiết những tác hại tiềm ẩn của tình trạng lạm dụng thiết bị điện tử, nhưng cơ quan này khẳng định những khuyến cáo trên rất cần thiết để giải quyết tình trạng ngồi quá nhiều hoặc ở lỳ một chỗ của trẻ em hiện nay.

WHO cảnh báo thêm, việc không đáp ứng các khuyến nghị về hoạt động thể chất hiện nay là nguyên nhân gây ra hơn 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới ở tất cả các nhóm tuổi. Theo số liệu thống kê, có tới 80% trẻ em và 23% người lớn không hoạt động thể chất thường xuyên.

Những chỉ dẫn mới được công bố cũng tương tự với lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ. Theo đó, Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những trẻ dưới 18 tháng tuổi cần tránh tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử.

WHO cảnh báo trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không tiếp xúc thiết bị điện tử

Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên hoạt động ít nhất 180 phút một ngày với các hoạt động phù hợp.

Tiến sĩ Fiona Bull, chuyên gia quản lý chương trình phòng ngừa các bệnh không truyền nhiễm của WHO cho biết tình trạng lạm dụng quá mức các thiết bị điện tử ở trẻ nhỏ đang ở mức báo động. Và việc hạn chế thời gian không cần thiết này sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp ngăn ngừa béo phì và các bệnh liên quan khác ở trẻ nhỏ.

Ngoài các cảnh báo về thời gian tiếp xúc thiết bị điện tử ở trẻ nhỏ, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc khuyến nghị trẻ nhỏ nên hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày và ngủ nhiều.

Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thêm, từ khi sinh ra đến 5 tuổi là “giai đoạn phát triển nhanh” về thể chất và tinh thần, đây là thời điểm cần điều chỉnh lối sống gia đình để "tăng cường sức khỏe" cho trẻ. Nếu thói quen hoạt động thể chất và giấc ngủ lành mạnh hình thành sớm, nó sẽ duy trì đến tận tuổi trưởng thành.

“Lời khuyên là thời gian ngồi một chỗ hay dùng các thiết bị điện tử của trẻ nên chuyển sang các hoạt động thể chất cải thiện sức khỏe và những giấc ngủ chất lượng.

Đặc biệt, các hoạt động tương tác với cha mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển sớm của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động như đọc sách, kể chuyện, giải đố và ca hát để tăng khả năng tương tác”, tiến sĩ Juana Willumsen, chuyên gia phòng chống béo phì của WHO cho biết.

Ngoài ra, trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên hoạt động ít nhất 180 phút một ngày với các hoạt động phù hợp như đi bộ, bò, chạy, nhảy, giữ thăng bằng, leo trèo, cưỡi đồ chơi có bánh xe, đạp xe và nhảy dây.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Nguyễn Thị Chuyên luôn hết lòng tận tụy với các em học sinh.

Cô giáo 'ươm mầm' tri thức trên non cao

GD&TĐ - Bằng sự tận tâm và lòng nhiệt huyết, Cô giáo Nguyễn Thị Chuyên đã có nhiều đóng góp cho ngành GD&ĐT vùng biên huyện Mường Nhé (Điện Biên).

TP Vĩnh Yên tổ chức chương trình tri ân các nhà giáo.

Thành phố Vĩnh Yên tri ân các nhà giáo

GD&TĐ - Sáng 16/11, Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) tổ chức chuỗi hoạt động thi đua chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)