Washington bắt đầu đàm phán, quân Mỹ sắp phải rút khỏi Iraq?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Washington được cho là chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán về tương lai của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq.

Quân nhân Mỹ hiện diện ở Iraq
Quân nhân Mỹ hiện diện ở Iraq

Truyền thông Mỹ ngày 24/1/2024 dẫn lời các quan chức giấu tên nước này cho biết, Washington và Baghdad chuẩn bị thảo luận về mốc thời gian để chấm dứt việc triển khai kéo dài hàng thập kỷ của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq.

Trong thông điệp gửi tới Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein hôm 24/1/2024, chính phủ Mỹ cho biết, họ sẵn sàng đàm phán giai đoạn tiếp theo của liên minh quân sự ở Iraq, theo các quan chức giấu tên được Reuters và CNN trích dẫn.

Ngoại trưởng Hussein sau đó xác nhận, Iraq đã nhận được một “thông điệp quan trọng” từ Đại sứ Mỹ tại Iraq Alina Romanowski, đồng thời nói thêm rằng, thông điệp sẽ được thủ tướng và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, nhưng không nêu rõ chi tiết.

Mỹ duy trì khoảng 2.500 quân ở Iraq để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Họ có nhiệm vụ đóng vai trò cố vấn, vì Lầu Năm Góc tuyên bố chấm dứt hoạt động chiến đấu vào năm 2021, tuy nhiên, quân đội Mỹ đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công trong những năm kể từ đó - hầu hết nhắm vào các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn.

CNN đưa tin rằng, một phần của các cuộc thảo luận sắp tới “sẽ tập trung vào việc liệu và khi nào việc chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq có khả thi hay không”.

Theo nhiều nguồn tin được Reuters trích dẫn, Washington đã nới lỏng lập trường về vấn đề này.

Mặc dù trước đây Mỹ cho rằng, họ sẽ chỉ đồng ý rút quân khi các cuộc tấn công của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn dừng lại, nhưng được cho là đã bỏ điều kiện tiên quyết đó.

Tuy nhiên, một số quan chức ở Baghdad đã kêu gọi rút quân nhanh hơn, đồng thời thúc giục Mỹ cam kết về một mốc thời gian cụ thể để rút quân.

Đầu tháng này, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết, ông sẽ sớm bắt đầu quá trình “chấm dứt vĩnh viễn sự hiện diện của lực lượng liên minh quân sự quốc tế ở Iraq”.

Reuters đưa tin, các cuộc đàm phán với Washington có thể mất “vài tháng, nếu không muốn nói là lâu hơn”, đồng thời lưu ý rằng, việc rút quân của Mỹ vẫn chưa “sắp xảy ra”.

Thủ tướng Iraq Al-Sudani đã lên tiếng chỉ trích một số cuộc không kích của Mỹ trên đất Iraq trong những tuần gần đây, nói rằng, chúng làm tổn hại đến chủ quyền của đất nước Iraq và đe dọa sự ổn định trong khu vực.

Sau đợt tấn công mới nhất hôm 23/1, nhà lãnh đạo Iraq cho biết, Mỹ đang "phá hoại các thỏa thuận và nhiều lĩnh vực hợp tác an ninh chung", đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải "định hình lại mối quan hệ trong tương lai" với Washington.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ