Vượt núi cùng 46 thầy giáo dạy học nơi " cuối khe”

GD&TĐ - Trong lúc đổ đèo, chiếc xe của một thầy giáo trượt bánh, người lẫn xe ngã dúi dụi. Những người khác dừng lại đỡ dậy, phủi bụi đất trên quần áo. Các thầy cười: Chuyện thường ngày mà, ai ở đây chẳng bị ngã, quen rồi.

Giờ chào cờ ở trường TH Chi Lễ.
Giờ chào cờ ở trường TH Chi Lễ.

Đó là cảnh đến trường bình thường của 46 thầy giáo trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An). Ngôi trường mà chỉ nhắc đến tên thôi, là đã đủ định nghĩa cho tất cả mọi khó khăn, thiếu thốn của sự dạy – học vùng cao, vùng biên viễn.

Con đường các thầy đến trường đều là đường đất đá. Đây là đoạn đường “dễ thở” nhất, vì khá phẳng phiu, do mới được máy ủi san lấp để dọn đường chuẩn bị xây dựng công trình thủy điện
Con đường các thầy đến trường đều là đường đất đá. Đây là đoạn đường “dễ thở” nhất, vì khá phẳng phiu, do mới được máy ủi san lấp để dọn đường chuẩn bị xây dựng công trình thủy điện
Những ngày mưa, con đường là nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai muốn đi xe qua. Mỗi lần lên trường, các thầy đều phải hẹn đi cùng nhau để người này giúp đỡ người kia chứ không thể đi một mình.
Những ngày mưa, con đường là nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai muốn đi xe qua. Mỗi lần lên trường, các thầy đều phải hẹn đi cùng nhau để người này giúp đỡ người kia chứ không thể đi một mình.
Trường có 6 điểm trường tất cả, nằm ở 6 bản người dân tộc Mông: Mường Lống, Nậm Tột, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2, Huồi Mới 1, Huồi Mới 2 như một cánh cung ở khu vực biên giới Việt – Lào. Nhưng không có con đường nào có thể đi lần lượt đến cả 6 điểm trường, mà phải đi theo những hướng khác nhau, vắt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.
Dốc, trơn và các rãnh sâu do xói lở đất để lại.
 Dốc, trơn và các rãnh sâu do xói lở đất để lại.

Trong đó, điểm trường chính Mường Lống đến 2 điểm lẻ Huồi Mới 1, Huồi Mới 2 cách nhau hơn 40km, phải vòng xuống trung tâm xã, rồi đi ngược lên mạn bên kia núi.

Hàng tuần, các thầy phải lên trường từ chiều chủ nhật, nhiều hôm vào đến trường đã tối mịt.
Hàng tuần, các thầy phải lên trường từ chiều chủ nhật, nhiều hôm vào đến trường đã tối mịt.
Nhiều đoạn chỉ vừa một chiếc xe
 Nhiều đoạn chỉ vừa một chiếc xe
Các thầy giáo đều là tay lái cự phách, chiếc xe chỉ đi số 1, số 2 còn số 3 và số 4 “để dành” về đi đường nhựa.
Các thầy giáo đều là tay lái cự phách, chiếc xe chỉ đi số 1, số 2 còn số 3 và số 4 “để dành” về đi đường nhựa.

Đây được coi là ngôi trường xa xôi, khó khăn bậc nhất Nghệ An. Con đường đến trường cũng được nhắc đến như một huyền thoại với các tay lái cự phách là 46 thầy giáo, có người đã gần đến tuổi về hưu, có người vừa mới về trường năm học mới này.

Nhưng vẫn không tránh khỏi được việc ngã xe như cơm bữa khi qua những khúc cua dốc
Nhưng vẫn không tránh khỏi được việc ngã xe như cơm bữa khi qua những khúc cua dốc
Cũng có những đoạn đường đẹp như tranh vẽ, một bên là vạt rẫy của bà con, còn một bên là vách núi đầy lau trắng. Một quãng ngắn, để các thầy nới lỏng tay lái, để chuẩn bị cho con dốc đứng tiếp theo.
Cũng có những đoạn đường đẹp như tranh vẽ, một bên là vạt rẫy của bà con, còn một bên là vách núi đầy lau trắng. Một quãng ngắn, để các thầy nới lỏng tay lái, để chuẩn bị cho con dốc đứng tiếp theo.
Nhìn từ trên đỉnh dốc xuống, con đường đi dạy của các thầy vắt từ ngọn núi này qua ngọn núi khác
Nhìn từ trên đỉnh dốc xuống, con đường đi dạy của các thầy vắt từ ngọn núi này qua ngọn núi khác
Những đoạn khe chỉ có chiếc cầu gỗ thô sơ bắc qua
Những đoạn khe chỉ có chiếc cầu gỗ thô sơ bắc qua
Những ngày nắng, con đường là lối mòn xuyên rừng của bà con người Mông trước kia phát rừng để đưa ngựa, đưa trâu bò xuống huyện đi bán. Còn những ngày mưa, đó là cả một chiến với dốc trơn trượt, rãnh sâu, lầy lội của những lần bị xói lở, bánh xe không theo sự điều khiển của tay người.
Dù khó khăn đến mấy, các thầy vẫn đều đặn tới trường, vì ở đó có các em học sinh đang đợi. Và vì không có thầy, sẽ không có trò.
Dù khó khăn đến mấy, các thầy vẫn đều đặn tới trường, vì ở đó có các em học sinh đang đợi. Và vì không có thầy, sẽ không có trò.
Những đứa trẻ còn nhiều thiếu thốn ở vùng biên viễn này đã níu chân các thầy ở lại đây
Những đứa trẻ còn nhiều thiếu thốn ở vùng biên viễn này đã níu chân các thầy ở lại đây
Nhưng dẫu thế, đến trường đối với các thầy, là nhiệm vụ, là trách nhiệm là điều không thể đổ lỗi cho bất cứ lý do nào. Để không em học sinh nào phải đợi thầy. Để mỗi sáng thứ 2 đều có lễ chào cờ. Để giữa núi sâu rừng thẳm, mọi hoạt động dạy – học đều được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ như những trường học bình thường khác.
Dù “nhiều không”, nhưng điều kỳ diệu ở ngôi trường này là mọi hoạt động dạy – học đều nghiêm túc, đầy đủ.
 Dù “nhiều không”, nhưng điều kỳ diệu ở ngôi trường này là mọi hoạt động dạy – học đều nghiêm túc, đầy đủ.
Các thầy giáo ở điểm trường chính, thuộc bản Mường Lống. Các thầy đều ở lại trường, cuối tuần mới về nhà. Còn mùa mưa thì có khi phải ở trong trường cả tháng.
Các thầy giáo ở điểm trường chính, thuộc bản Mường Lống. Các thầy đều ở lại trường, cuối tuần mới về nhà. Còn mùa mưa thì có khi phải ở trong trường cả tháng.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong, Nghệ An như một định nghĩa cho trường vùng sâu, vùng xa nhất
Trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong, Nghệ An như một định nghĩa cho trường vùng sâu, vùng xa nhất

Trên đây là những hình ảnh PV ghi lại về cảnh đến trường của các thầy giáo ở ngôi trường đặc biệt và nhiều không này: không điện, không đường giao thông, không y tế, không chợ, không sóng liên lạc và không cô giáo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ