Thầy cô giáo tình nguyện nấu cháo ăn sáng cho học sinh vùng cao

GD&TĐ - Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng, xã Trung Thượng, huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), nhiều năm nay các thầy cô giáo nhà trường tình nguyện nấu cháo ăn sáng cho các em học sinh bán trú xa nhà.

Thầy cô giáo tình nguyện nấu cháo ăn sáng cho học sinh vùng cao
Để có nồi cháo ngon cho học sinh ăn sáng, các thầy giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng, xã Trung Thượng, huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) phải bắt đầu nấu cháo từ 8h tối ngày hôm trước. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Để có nồi cháo ngon cho học sinh ăn sáng, các thầy giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng, xã Trung Thượng, huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) phải bắt đầu nấu cháo từ 8h tối ngày hôm trước. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Chúng tôi ghé thăm Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng, xã Trung Thượng khi trời bắt đầu tối. Sương mù đã giăng phủ kín những ngọn núi, nóc nhà. Tiếng cười nói râm ran của các em học sinh phát ra từ hai dãy nhà bán trú được làm tạm bằng tranh tre, nứa lá đã xóa tan không gian vắng lặng của đêm miền sơn cước.

Thầy Nguyễn Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng vừa đưa chúng tôi đi thăm các em học sinh vừa cho biết: Nhà trường có tổng 125 học sinh, trong đó có 66 học sinh ở lại bán trú. Học sinh nơi đây chủ yếu là dân tộc Thái sinh sống trong các bản làng xa khu trung tâm xã;

Quãng đường từ nhà đến trường xa, phải đi qua sông, suối, đèo, dốc. Nhiều em đi học cách trường hơn 12 km, vì vậy các em phải ở lại bán trú, cuối tuần mới về thăm nhà. Hàng ngày, 2 bữa ăn chính của các em được nhà trường thuê người nấu phục vụ ăn tại trường, còn bữa ăn sáng các em phải tự lo.

Điều kiện khó khăn nên buổi sáng các em thường ăn sáng bằng mì tôm, có những em nhịn ăn sáng, bụng đói lên lớp. Thương các em, nhà trường đã họp và thống nhất mỗi buổi sáng sẽ nấu cháo cho các em ăn sáng, không để em nào phải nhịn đói đến lớp.

Sáng ngày hôm sau, các thầy giáo phải dậy thật sớm nấu lại cháo và chuẩn bị cho học sinh ăn sáng. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Sáng ngày hôm sau, các thầy giáo phải dậy thật sớm nấu lại cháo và chuẩn bị cho học sinh ăn sáng. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Công việc nấu cháo cho học sinh được phân công cho các thầy giáo phụ trách trực bán trú. Bên cạnh công việc quản lý học sinh vui chơi, sinh hoạt và học tập 24/24 giờ, hàng ngày thầy giáo trực bán trú sẽ phụ trách luôn việc nấu cháo ăn sáng cho học sinh.

Để có những nồi cháo ngon cho các em ăn sáng, các thầy phải đặt mua xương lợn, rau thơm, sau đó từ 20h tối ngày hôm trước các thầy bắt đầu nấu cháo. Cháo được ninh nhừ rồi ủ nóng bằng than. Sáng ngày hôm sau, thầy giáo dậy sớm nấu lại cháo và đánh trống đánh thức học sinh ngủ dậy để vệ sinh cá nhân, tập thể dục rồi ăn sáng.

Bữa ăn sáng tuy đơn giản nhưng chất chứa trong đó cả trách nhiệm và tình yêu thương của các thầy cô giáo, giúp ấm lòng học sinh bán trú xa nhà. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Bữa ăn sáng tuy đơn giản nhưng chất chứa trong đó cả trách nhiệm và tình yêu thương của các thầy cô giáo, giúp ấm lòng học sinh bán trú xa nhà. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Thầy Bình cho biết thêm: Việc nấu cháo ăn sáng cho học sinh đã được các thầy nơi đây thực hiện từ 3 năm nay. Mặc dù, công việc thêm phần vất vả nhưng nhìn các em được ăn sáng đầy đủ, không còn bị đói khi đến lớp, chúng tôi rất vui và hạnh phúc.

Học sinh nơi đây còn nhiều thiếu thốn và thiệt thòi, vì cái chữ, nhiều em còn nhỏ đã phải xa gia đình tự lập. Thương các em, thầy cô nhà trường chỉ mong góp một phần công sức nhỏ bé để động viên các em, để các em có thêm nghị lực, cố gắng học tập thật tốt.

Em Ngân Thị Linh, học sinh lớp 9, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng tâm sự: Em ở bán trú từ năm học lớp 6. Trước đây, em thường phải ăn sáng bằng mì tôm. Mỗi buổi sáng em phải dậy sớm nấu nước để pha mì.

Từ ngày được các thầy nấu cháo cho ăn sáng, em không còn phải lo đến việc ăn sáng nữa. Em rất vui, nhờ sự quan tâm và động viên của các thầy cô, các em đi học xa gia đình cũng thấy đỡ nhớ nhà hơn và yên tâm học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.