Vượt lũ khởi công 'Trường đẹp cho em' ở Sìn Hồ

GD&TĐ - Mưa lớn khiến đoàn khởi công “Trường đẹp cho em" phải khiêng xe vượt lũ mới tới được điểm trường bản Diền Thàng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ.

Khởi công xây dựng điểm trường bản Diền Thàng, xã Tả Ngảo.
Khởi công xây dựng điểm trường bản Diền Thàng, xã Tả Ngảo.

Điểm trường bản Diền Thàng là một trong những điểm trường khó khăn của trường phổ thông DTBT Tiểu học Tả Ngảo, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Học sinh nơi đây chủ yếu là con em người Dao, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ít được tiếp cận với các kênh thông tin đại chúng.

Cô Hoàng Thị Oánh, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Lẽ ra điểm bản Diền Thàng có 2 lớp, nhưng do thiếu thốn về trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Vì thế, Điểm trường hiện chỉ có một lớp 1 với 12 học sinh. Giao thông đến điểm trường này cũng còn nhiều khó khăn”.

Video: Khiêng xe vượt qua suối lũ đến khởi công "Trường đẹp cho em" tại điểm trường bản Diền Thàng, trường phổ thông DTBT Tiểu học Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ.

Xuất phát từ lý do đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Nguồn lực Tình nguyện Việt Nam kết nối dự án sức mạnh 2000; ca sỹ Anh Tú; hoa khôi Hà Nội năm 2022 Vũ Thu Trà My (Nhóm thiện nguyện Diệu Nhiên); Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại số 68 tỉnh Điện Biên để đầu tư xây dựng “Trường đẹp cho em” tại điểm trường Diền Thàng.

Công trình sẽ được xây dựng với quy mô 2 phòng học, 1 phòng công vụ rộng hơn 100m2. Công trình có tổng trị giá 390 triệu đồng.

Đường đến bản Diền Thàng gặp nhiều khó khăn do nhiều đoạn đường xuống cấp.

Đường đến bản Diền Thàng gặp nhiều khó khăn do nhiều đoạn đường xuống cấp.

Ngày 12/9, công trình chính thức được khởi công. Tuy nhiên, do mưa lớn, nước lũ đã ngập cầu dẫn vào bản Dền Thàng. Do đó, mọi người trong đoàn phải khiêng xe vượt lũ mới đến được điểm trường.

Theo chị Hoàng Thị Thuận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lai Châu cho biết: Quãng đường từ trung tâm xã đến điểm trường cách khoảng 20km. Tuy nhiên, do trời mưa, nhiều đoạn đường xuống cấp cùng với nước lũ chảy về ngập cầu nên phải mất 3 tiếng, cả đoàn mới đến được điểm trường.

“Vất vả nhất là lúc đi qua suối. Cầu đã bị ngập nước khiến chúng tôi phải khiêng xe đi qua. Lúc đi, nước mới chỉ ngập qua đầu gối. Nhưng lúc về, nước đã ngập ngang bụng, rất khó đi qua. Chúng tôi xuất phát từ điểm trường từ 12h30' nhưng phải đến gần 15h, cả đoàn mới qua được suối” – chị Hoàng Thị Thuận chia sẻ.

Ca sỹ Anh Tú (áo đen) và hoa khôi Hà Nội năm 2022 Vũ Thu Trà My (áo tím) tặng quà cho học sinh ở điểm trường.

Ca sỹ Anh Tú (áo đen) và hoa khôi Hà Nội năm 2022 Vũ Thu Trà My (áo tím) tặng quà cho học sinh ở điểm trường.

Cũng theo chị Thuận, trong quá trình vượt lũ, cả đoàn có đến 4 người bị nước cuốn trôi. Rất may mọi người bám được vào trụ cầu nên mới an toàn.

“Công trình đưa vào sử dụng giúp thầy, cô giáo và các em có được môi trường giảng dạy, học tập tốt hơn. Từ đó, thầy cô và các em có thêm động lực phấn đấu bám trường, bám lớp. Học sinh cũng không phải đi học ở bản khác” - cô Hoàng Thị Oánh cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.