“Vững tin bước vào năm học mới”

“Vững tin bước vào năm học mới” là chủ đề của Chương trình giao lưu trực tuyến diễn ra tại Báo Giáo dục và Thời đại từ 9h30 đến 11h ngày 17/8/2021.

“Vững tin bước vào năm học mới”

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- Ông Phạm Hoàng Gan - Phó GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau,

- Bà Nguyễn Thị Thúy - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh),

- Bà Đặng Thị Chi - Hiệu trưởng Trường THCS Tam Thanh, huyện Phú Quý (Bình Thuận).

Năm học 2020- 2021 khép lại với nhiều biến động bởi đại dịch Covid-19 gây ra. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, toàn ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thành mục tiêu kép: Vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm được chất lượng dạy –học. Điều đó đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục, đào tạo trong một năm học với nhiều cung bậc cảm xúc.

Với những gì đã và đang trải qua, toàn ngành tự tin bước vào năm học 2021-2022. Công tác chuẩn bị cho năm học trên mọi miền của tổ quốc đã cơ bản hoàn tất, tất cả đã sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế mới, cùng sự quyết tâm cao nhất.

Đặc biệt, đây cũng là năm học toàn ngành Giáo dục tiếp triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2 và lớp 6. Do đó, từ miền ngược cho đến miền xuôi, biên giới, hải đảo đều tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để triển khai tốt nhất chương trình mới.

Tại chương trình giao lưu trực tuyến do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức (sáng 17/8), trao đổi giữa khách mời và bạn đọc sẽ xoay quanh công tác chuẩn bị cho năm học mới, trong đó có việc chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6.

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo.

“Vững tin bước vào năm học mới” ảnh 1
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Hiệu trưởng Trường THCS Tam Thanh, huyện Phú Quý, Bình Thuận

Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Phó GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Bạn đọc

Bạn Huonglanle@...:

Xin cô cho biết, hằng năm công tác chuẩn bị cho năm học mới được nhà trường tiến hành như thế nào, bao gồm những phần công việc gì?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Theo cô Đặng Thị Chi, Trường THCS Tam Thanh đã chuẩn bị rất nhiều việc và sẵn sàng cho năm học mới.

Theo cô Đặng Thị Chi, Trường THCS Tam Thanh đã chuẩn bị rất nhiều việc và sẵn sàng cho năm học mới.

Chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều việc cho năm học mới như: Tuyển sinh vào lớp 6; Sắp xếp biên chế giáo viên, học sinh; Chuẩn bị phòng học, thiết bị dạy học, cải tạo chỉnh trang cảnh quan trường lớp; Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên…

Hy vọng, với những nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Tam Thanh, năm học 2021-2022 sẽ đạt kết quả như mong đợi; trong đó có việc triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa đối với lớp 6 đạt chất lượng và thành công.  

Bạn đọc

Bạn Phạm Vũ, phụ huynh:

Dịch bệnh kéo dài, phải giãn cách xã hội có ảnh hưởng tiến độ xây dựng mới các công trình, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học trường học. Địa phương khắc phục tình trạng này như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau thì hoạt động đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh dẫn triển khai hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Do đó, tiến độ xây dựng mới các công trình, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học trường học đang triển khai thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt.

Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, ngành GD&ĐT chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND huyện, Thành phố Cà Mau đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sửa chữa phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, sân chơi, bãi tập... Nhất là việc mua sắm thiết bị phục vụ dạy và học (ưu tiên đối vớp lớp 2, 6) đảm bảo điều kiện tốt nhất có thể để phục vụ năm học mới.

Dù dịch bệnh nhưng việc đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp được quan tâm.
Dù dịch bệnh nhưng việc đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp được quan tâm.
Bạn đọc

Bạn Lý Hữu Nhân, huyện Thới Bình, Cà Mau:

Đối với các cơ sở giáo dục được trưng dụng làm khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19, có chuẩn bị kịp cho ngày tựu trường?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở Y tế, Chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh có giải pháp phù hợp để các đơn vị được trưng dụng làm cơ sở cách lý đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, kịp thời gian khai giảng năm học mới. Tiến hành phối hợp cơ quan chuyên môn tiêu độc, khử trùng đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. 

Hiện nay toàn tỉnh có 11 cơ sở giáo dục phổ thông được trưng dụng làm khu cách ly:

TT

Tên trường

Huyện/Tp

1

Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

Cà Mau

2

Tiểu học Lê Quý Đôn

Cà Mau

3

THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Cà Mau

4

THCS thị trấn Năm Căn

Năm Căn

5

Tiểu học Phan Ngọc Hiển

Đầm Dơi

6

Tiểu học Thái Văn Lung

U Minh

7

PTDTNT tỉnh

Cà Mau

8

THPT Phan Ngọc Hiển

Năm Căn

9

TH-THCS Trần Thới

Cái Nước

10

THCS Phú Hưng

Cái Nước

11

THPT Trần Văn Thời

Trần Văn Thời

12

THCS-THPT Khánh An

U Minh

Bạn đọc

Bạn quynhanh@gmail.com:

Năm nay cũng là năm học đầu tiên các trường tiểu học, THCS giảng dạy Chương trình mới lớp 2, lớp 6. Đến nay đội ngũ giáo viên giảng dạy Chương trình mới đã đủ chưa, thưa ông?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp Tiểu học, THCS giảng dạy Chương trình mới lớp 2, lớp 6 theo quy định về cơ cấu, định mức cơ bản đã đủ để dạy. Tuy nhiên, ở 2 cấp học này giáo viên vẫn còn thừa thiếu cục bộ.

- Cấp Tiểu học (không riêng lớp 2) thừa môn chung là 188 và có nhu cầu cần bổ sung thêm giáo viên môn Thể dục 58, Ngoại ngữ 67, Tin học 80. 

- Cấp THCS (không riêng lớp 6): thừa môn Văn 23, Toán 21, Sinh 54 và thiếu các môn GDCD 14, Lịch sử 17, Địa lý 15, Hóa 8, Công nghệ 16, Tin học 22, Thể dục 24.

Việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 đặt ra yêu cầu mới về năng lực sư phạm và nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Do vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ, ngoài việc bồi dưỡng thường xuyên cần được bồi dưỡng những năng lực cần thiết để thực hiện Chương trình GDPT mới; bồi dưỡng các mô đun theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phổ thông.

Đội ngũ giảng dạy Chương trình mới lớp 2, lớp 6 theo quy định về cơ cấu, định mức cơ bản đã đủ.
Đội ngũ giảng dạy Chương trình mới lớp 2, lớp 6 theo quy định về cơ cấu, định mức cơ bản đã đủ.
Bạn đọc

Bạn kimtuyen…@gmail.com:

Năm học mới 2021-2022, nhà trường đặt mục tiêu chất lượng giáo dục như thế nào? Đội ngũ giáo viên của trường đã sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy – học để đạt được mục tiêu chất lượng hay chưa?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Với tình hình hiện nay, nhà trường đặt mục tiêu chất lượng giáo dục theo hướng: Vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, vừa hoàn thành chương trình và đảm bảo chất lượng dạy – học.

Hiện, đội ngũ giáo viên của trường đã sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy – học để đạt được mục tiêu chất lượng mà nhà trường đã đề ra.

Bạn đọc

Bạn Ngọc Long, phụ huynh huyện Trần Văn Thời, Cà Mau:

Dịch bệnh, địa phương phải giãn cách xã hội. Ông cho biết, việc xét tuyển, tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) có đảm bảo tiến độ?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Hiện tại việc tuyển sinh đầu cấp các trường vẫn đang triển khai, thực hiện. Do tình hình dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách xã hội, tiến độ chậm so với năm học trước.

Hạn cuối thực hiện tuyển sinh là ngày 28/8/2021. Tuy nhiên, trong trường hợp đã khai giảng năm học rồi, học sinh nộp hồ sơ, trường vẫn phải tiếp nhận, với phương châm tiếp nhận 100% học sinh vào học.

Bạn đọc

Bạn phuongnguyen…@gmail.com:

Đến giờ phút này, cô có thể cho biết: Tâm thế đón nhận chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới của giáo viên trường mình như thế nào?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

(Cười)! Tôi rất vui khi thấy đội ngũ giáo viên của trường mình đã sẵn sàng tâm thế đón nhận thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; trước mắt là đối với lớp 6.

Bạn đọc

Bạn Một phụ huynh:

Tỉnh Cà Mau có chuẩn bị phương án khai giảng và dạy học qua hình thức trực tuyến không? Lịch tựu trường của địa phương có thay đổi gì so với Khung kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT, thưa ông?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

- Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022, sẽ tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5/9. Sở đang xây dựng phương án tổ chức khai giảng với tin thần gọn, nhẹ và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, cụ thể:

+ Phương án 1: Khai giảng trực tiếp với thành phần đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, đại diện học sinh các khối lớp.

+ Phương án 2: Khai giảng trực tuyến, giao cho trường tổ chức sao cho hiệu quả nhất.

- Sở đã hoàn thành xây dựng phương án tổ chức dạy học trực tuyến đang lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tỉnh, sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt trong thời gian tới.

Bạn đọc

Bạn Đặng Hoàng Vũ, phụ huynh:

Xin thầy cho biết ngành Giáo dục Cà Mau xây dựng phương án, kịch bản cho năm học mới, đặc biệt là công tác phòng chống dịch thế nào?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Sở GD&ĐT đã xây dựng 3 kịch bản cho năm học 2021 - 2022 theo các hướng: Trong điều kiện bình thường, 100% dạy và học trực tiếp trên lớp. Chỉ dạy và học trực tuyến những nội dung không phải chương trình chính khoá; nội dung dạy tập trung vào việc bổ trợ, phụ đạo học sinh yếu, kém, nâng cao kiến thức cho học sinh trung bình và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.

Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn ra nhưng chưa thực hiện giãn cách xã hội, học sinh còn đến trường sẽ thực hiện 70% dạy và học trực tiếp trên lớp, 30% dạy và học trực tuyến.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội, học sinh phải nghỉ học thì thực hiện 100% dạy và học trực tuyến và bằng hình thức gián tiếp khác.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc dạy và học trực tuyến là điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đường truyền Internet và điều kiện học tập của học sinh (điện thoại thông minh, máy tính để bàn có kết nối Internet).

Ngành GD&ĐT Cà Mau đã xây dựng 3 kịch bản cho năm học 2021 - 2022.
Ngành GD&ĐT Cà Mau đã xây dựng 3 kịch bản cho năm học 2021 - 2022.
Bạn đọc

Bạn Lê Hùng, phụ huynh:

Chuẩn bị bước vào năm học mới, ngành Giáo dục yêu cầu phụ huynh, học sinh làm gì để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, hầu hết các ca lây nhiễm là từ ngoài tỉnh về được cách ly tập trung hoặc trong khu phong tỏa; không ca lây nhiễm ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, không được chủ quan, lơ là công tác phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi có lời khuyên:

- Thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội của chính quyền; không tiếp xúc với người lạ, hạn chế tối đa đến những nơi đông người, nơi công cộng.

- Thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K”. Nếu có điều kiện, chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân như khẩu trang, nước sát khuẩn… để phục vụ trong thời gian đến trường.

- Báo cáo ngay chính quyền, y tế địa phương nếu có người thân đi/về từ vùng đang có dịch.

- Không bình luận, chia sẻ thông tin thất thiệt về dịch bệnh trên mạng xã hội.

Bạn đọc

Bạn Trương Bích Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.:

Cô mong muốn được hỗ trợ những gì để giúp nhà trường triển khai tốt nhất chương trình, sách giáo khoa mới trong năm học 2021-2022?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi trả lời câu hỏi giao lưu của bạn đọc.

Cô Đặng Thị Chi trả lời câu hỏi giao lưu của bạn đọc.

 

Để giúp nhà trường triển khai tốt nhất chương trình, sách giáo khoa mới trong năm học 2021-2022, nhà trường rất cần cung cấp thiết bị dạy học lớp 6 kịp thời vào đầu năm học mới.

Thực tế hiện nay, tại địa phương, ở các trường tiểu học vẫn chưa được trang bị thiết bị dạy học lớp 1 nên rất khó để triển khai tốt việc dạy theo Chương trình, sách giáo khoa giáo dục mới.

Bạn đọc

Bạn camnhung@gmail.com:

Học sinh hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, khi học Chương trình mới, có được hỗ trợ sách giáo khoa không, thưa thầy?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Nhằm để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có SGK học tập trong từng năm học mới, Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch số 1150/KH-SGDĐT ngày 12/5/2021 về vận động hỗ trợ sách giáo khoa.

Đến nay, Sở GD&ĐT đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 700 bộ sách, Công ty Khí - Điện - Đạm Cà Mau 350 bộ, Công ty sách - Thiết bị Cà Mau 300 bộ... Trong thời gian tới tiếp tục vận động và phân bổ cho các đơn vị huyện, thành phố trong tỉnh. Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục bằng nhiều nguồn vận động hợp pháp nhằm đảm bảo 100% học sinh có SGK.

Như vậy các em học sinh hoàn cảnh khó khăn hãy yên tâm, liên hệ với nhà trường, địa phương để sớm nhận được SGK, chuẩn bị cho năm học mới.

Bạn đọc

Bạn ngochieu…@gmail.com:

Trường THCS Tam Thanh có tổ chức dạy thử sách giáo khoa mới trước khi chính thức triển khai vào thực tế hay không?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Trường THCS Tam Thanh không tổ chức dạy thử sách giáo khoa mới trước khi chính thức triển khai.

Bạn đọc

Bạn Tuấn Anh, HS TP Cà Mau:

Thưa thầy, chuẩn bị vào năm học mới, khi học sinh tựu trường có phải xét nghiệm sàng lọc Covid-19? Công tác bảo đảm an toàn cho HS, giáo viên được triển khai ra sao?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Với quyết tâm chính trị cao, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ấp ủy, chính quyền, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã chung sức, đồng lòng chống dịch với tinh thần chủ động, đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả…

Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, hầu hết các ca lây nhiễm là từ ngoài tỉnh về được cách ly tập trung hoặc trong khu phong tỏa. Không có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng nên trước mắt khi học sinh tựu trường không phải xét nghiệm sàng lọc Covid-19.

Tôi có lời khuyên: 

- Thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội của chính quyền, với phương châm “ai ở đâu ở đó”.

- Thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K”.

- Báo cáo ngay chính quyền, y tế địa phương nếu có người thân đi/về từ vùng đang có dịch.

 - Không bình luận, chia sẻ thông tin thất thiệt về dịch bệnh trên mạng XH.

Thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K” để năm học mới an toàn.
Thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K” để năm học mới an toàn.
Bạn đọc

Bạn minhhoang@gmail.com:

Cà Mau địa bàn rộng, đặc thù sông nước, việc duy trì các điểm lẻ huy động HS ra lớp khá tốt. Nhưng khi triển khai Chương trình mới, các điểm lẻ liệu có đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Các điểm lẻ có lớp 1 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều đã được trang bị một bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình GDPT mới. Hiện nay, đang triển khai thực hiện mua sắm cho các điểm trường lẻ có lớp 2 và lớp 6 một bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình GDPT mới. Nhìn chung đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về trang thiết bị phục vụ dạy và học.

Học sinh vùng sông nước Cà Mau đến trường bằng xuồng.
Học sinh vùng sông nước Cà Mau đến trường bằng xuồng.
Bạn đọc

Bạn Tấn Minh, phụ huynh huyện Năm Căn, Cà Mau:

Năm học mới sẽ triển khai Chương trình mới lớp 1, lớp 2, lớp 6. Dịch bệnh kéo dài, giãn cách xã hội nhiều nơi. Việc cung cấp sách giáo khoa cho HS có đảm bảo không, thưa thầy?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố Cà Mau, cơ sở giáo dục chủ động liên hệ các công ty, đại lý có uy tính để cung cấp sách giáo khoa. Đảm bảo trước khai giảng năm học mới 100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.

Theo Sở được biết, phần lớn các đơn vị đặt mua tại Công ty Sách - Thiết bị Cà Mau, công ty đã tiến hành bàn giao, đến thời này đạt trên 90%.

Bạn đọc

Bạn thaygiaolang@gmail.com:

Xin thầy cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh có ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng việc tập huấn giáo viên chương trình mới không? Công tác này được Cà Mau triển khai như thế nào?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Hiện nay, Sở GD&ĐT phối hợp với Viettel Cà Mau tổ chức bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên cấp phổ thông của tỉnh. Đến tháng 12/2021 sẽ hoàn thành 5 mô đun và đảm bảo đủ điều kiện dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhất là cán bộ quản lý, giáo viên được phân công dạy Chương trình GDPT mới khối lớp 1, lớp 2 và 6 năm học 2021 - 2022.

Các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được ngành linh động triển khai thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dù dịch bệnh phức tạp nhưng công tác tập huấn vẫn thực hiện thông qua trực tuyến, nên không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng.

Bạn đọc

Bạn Vũ Em, phụ huynh:

Lớp 2 và lớp 6 sẽ học chương trình mới trong năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài, liệu địa phương, ngành Giáo dục có chuẩn bị kịp cơ sở vật chất, trường lớp? Hiện còn vấn đề gì cần khắc phục để sẵn sàng cho năm học mới?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Để chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, kiểm tra các trường học nhằm đảm bảo và kịp thời cho khai giảng năm học mới.

Riêng đối với các cơ sở giáo dục đang làm nơi cách ly tập trung, Sở GD&ĐT sẽ làm việc với cơ quan chức năng để bố trí địa điểm cách ly khác phù hợp. Tiến hành phối hợp cơ quan chuyên môn tiêu độc, khử trùng đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Trong trường hợp địa phương không thể bố trí thì các sơ sở giáo dục này sẽ tổ chức tựu trường sau.

Ông Phạm Hoàng Gan - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau trả lời các câu hỏi của độc giả.
Ông Phạm Hoàng Gan - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau trả lời các câu hỏi của độc giả.
Bạn đọc

Bạn Đặng Vũ Kiệt, HS huyện Đầm Dơi, Cà Mau:

Thưa ông, nếu tới thời điểm khai giảng mà dịch bệnh còn phức tạp thì ngành GD Cà Mau sẽ tiến hành những giải pháp nào cho việc dạy, học?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Hiện tại, Sở GD&ĐT đã xây dựng 3 phương án dạy và học năm học 2021 - 2022 trình UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, trong trường hợp bình thường, sẽ tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp 100%; trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp: tổ chức dạy học 70% trực tiếp trên lớp, 30% trực tuyến và trong trường hợp phải thực hiện giãn cách xã hội: tổ chức dạy học trực tuyến 100%.

Ngoài ra, công tác phòng, chống dịch bệnh được ngành Giáo dục, địa phương nghiêm túc thực hiện. Các kịch bản dạy, học được xây dựng ứng phó với tình huống dịch bệnh. Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh yên tâm chuẩn bị bước vào năm học mới.

Dạy học qua truyền hình tại tỉnh Cà Mau.
Dạy học qua truyền hình tại tỉnh Cà Mau.
Bạn đọc

Bạn Lê Thị Chung, tỉnh Thái Bình.:

Với môn Khoa học tự nhiên, khi tích hợp các môn lại với nhau, một giáo viên được đào tạo đơn môn sẽ phải dạy kiến thức của 3 lĩnh vực nên ít nhiều sẽ gặp khó khăn. Vậy nhà trường có lường trước yếu tố này không và giải pháp khắc phục của nhà trường là gì?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Việc phân công một giáo viên được đào tạo đơn môn dạy môn Khoa học tự nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhà trường đã nhận thấy vấn đề này nên hướng giải quyết trước mắt sẽ là: Phân công 3 giáo viên đơn môn (Lý, Hóa, Sinh) cùng giảng dạy môn Khoa học tự nhiên cho đến khi nào đội ngũ giáo viên đơn môn Lý, Hóa, Sinh hoàn thành việc bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên.

Bạn đọc

Bạn Lê Ngọc Trinh, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.:

Chương trình mới chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực. Để thực hiện mục tiêu này, nhà trường có lưu ý gì đối với đội ngũ giáo viên của mình trong dạy – học, nhất là đối với giáo viên lớp 6?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Một tiết học của học sinh Trường THCS Tam Thanh, huyện Phú Quý. Ảnh: NTCC.

Một tiết học của học sinh Trường THCS Tam Thanh, huyện Phú Quý. Ảnh: NTCC.

 

Nhà trường đã quán triệt tới 100% giáo viên về chủ trương thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình các bộ môn, sách giáo khoa mới. Đồng thời, tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng đầy đủ các modul 1, 2, 3 về hướng dẫn thực hiện thực hiện chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Ngoài ra, đối với giáo viên dạy lớp 6, nhà trường đặc biệt đề cao tinh thần tự học, tự trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ để nắm chắc việc dạy - học theo định hướng phát triển năng lực; từ đó chuẩn bị tốt cho việc soạn giảng cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp và ngoài khoá.

Ngoài ra, chúng tôi tổ chức cho giáo viên tham gia các chuyên đề dạy học tích cực, giúp giáo viên làm chủ phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy - học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đạt hiệu quả.

Bạn đọc

Bạn thuhien….@gmail.com:

Xin cô cho biết, cơ sở vật chất tại Trường THCS Tam Thanh đã đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác dạy - học theo chương trình giáo dục phổ thông mới hay chưa? Khó khăn nhất về hạ tầng phục vụ giảng dạy của trường là gì?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Hiện tại, cơ sở vật chất tại Trường THCS Tam Thanh chưa đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác dạy - học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện còn thiếu thiết bị dạy học lớp 6. Trước mắt, nhà trường trang bị tivi ở các phòng học dạy lớp 6 để giáo viên có thể khai thác thiết bị trên mạng phục vụ cho giảng dạy.

Bạn đọc

Bạn Lê Bảo Minh, phụ huynh TP Cà Mau:

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Năm học mới sắp bắt đầu, phụ huynh và học sinh không khỏi lo lắng, xin thầy cho lời khuyên?
Ông Phạm Hoàng Gan

Ông Phạm Hoàng Gan

Sở GD&ĐT đã xây dựng và chuẩn bị các phương án tổ chức dạy và học cho năm học 2021 - 2022 với phương châm tuyệt đối an toàn, quyền lợi của học sinh luôn đặt lên hàng đầu. Trong thời gian tới đề nghị phụ huynh, học sinh thực hiện tốt một số công việc sau nhằm góp phần cùng với địa phương thực hiện thắng lợi công tác phòng, chống dịch:

- Thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội của chính quyền, với phương châm “ai ở đâu ở đó”.

- Thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K”.

- Báo cáo ngay chính quyền, y tế địa phương nếu có người thân đi/về từ vùng đang có dịch.

 - Không bình luận, chia sẻ thông tin thất thiệt về dịch bệnh trên mạng XH.

Bạn đọc

Bạn ngoclinh…@gmail.com:

Từ thực tế triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 cho thấy, vai trò của hiệu trưởng ảnh hưởng lớn đến kết quả chất lượng giáo dục. Vậy cá nhân cô đã chuẩn bị như thế nào khi chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6 sẽ chính thức triển khai, thực hiện trong năm học mới?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi cho biết, nhà trường rất quan tâm đầu tư trang thiết bị để ứng dụng CNTT cho các phòng học dạy lớp 6.

Cô Đặng Thị Chi cho biết, nhà trường rất quan tâm đầu tư trang thiết bị để ứng dụng CNTT cho các phòng học dạy lớp 6.

 

Ngoài việc chủ động nắm vững nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi đặc biệt quan tâm việc chọn giáo viên có đủ năng lực và kinh nghiệm để dạy lớp 6; đồng thời quan tâm đầu tư trang thiết bị để ứng dụng CNTT cho các phòng học dạy lớp 6.

Cùng với đó, động viên đội ngũ giáo viên dạy lớp 6 chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa với lớp 6.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Thị Mai Hương, tỉnh Đồng Nai.:

Trước khi bước vào năm học mới, nhà trường có chỉnh trang hoặc đầu tư, xây mới cơ sở vật chất hay không? Việc này được thực hiện định kỳ như thế nào và nguồn kinh phí từ đâu, thưa cô?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Như đã đề cập ở trên, dãy 10 phòng học của trường đã xuống cấp. Việc này đã được UBND huyện quan tâm và có chủ trương sửa chữa toàn bộ trong năm 2022.

Do đó, năm nay nhà trường chỉ tập trung chỉnh trang cảnh quan trường lớp, không sửa chữa hoặc xây mới cơ sở vật chất. Kinh phí thực hiện cho việc sữa chữa lớn hoặc đầu tư mới cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách huyện hoặc nguồn công ty Xổ số kiến thiết Bình Thuận.

Bạn đọc

Bạn minhthuy…@gmail.com:

Trước khi vào năm học mới, công tác bồi dưỡng giáo viên được nhà trường thực hiện như thế nào?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Trước khi vào năm học mới, công tác bồi dưỡng giáo viên được nhà trường quan tâm, chú trọng. Ngoài việc triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng phát triển năng lực học sinh; năm học này nhà trường còn tập trung bồi dưỡng giáo viên dạy học trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Đáng mừng là, đội ngũ giáo viên của trường nhận thức đúng đắn về việc cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nên chúng tôi không gặp khó khăn về công tác này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trong năm học mới theo hướng linh hoạt: Sinh hoạt tổ, nhóm, khối lớp; dự giờ các lớp và tham gia các khoá bồi dưỡng do UBND huyện và tỉnh tổ chức.

Bạn đọc

Bạn lehoa…@gmail.com:

Năm học 2021-2022, công tác tuyển sinh lớp 6 của trường có thuận lợi và khó khăn gì?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Hiện nay, Trường THCS Tam Thanh đang trong giai đoạn tuyển sinh lớp 6 trực tuyến qua Microsoft forms đến ngày 18/8/ 2021 mới kết thúc, công tác này đang diễn ra thuận lợi. Hiện chúng tôi không gặp khó khăn gì.

Bạn đọc

Bạn phuonguyen…@gmail.com:

Thưa cô Chi, ở huyện đảo chắc là không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19. Vậy công tác chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022 của trường đến đâu rồi? Có gì thay đổi so với mọi năm không?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Huyện Phú Quý không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19, nhưng với tinh thần chung của tỉnh, chúng tôi vẫn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 nên học sinh vẫn chưa tựu trường. Mọi công việc chuẩn bị cho năm học mới vẫn đang được tiến hành theo phương châm: Chủ động, tích cực.

Tuy nhiên, khác hơn so với những năm học trước; năm học 2021-2022, chúng tôi chuẩn bị phương án dạy – học dạy trực tuyến và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Bạn đọc

Bạn Lương Trung Dân, tỉnh Lai Châu.:

Trường chúng tôi thuộc vùng khó nên vẫn còn thiếu giáo viên. Không biết ở trường THCS Tam Thanh, có tình trạng này không? Nếu có thì nhà trường khắc phục như thế nào?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Rất mừng là, trong những năm gần đây, Trường THCS Tam Thanh luôn đảm bảo định mức giáo viên, không có tình trạng thiếu giáo viên.

Bạn đọc

Bạn lamtuyen…@gmail.com:

Chào cô! Là trường ở huyện đảo, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn không? Cơ sở vật chất, trường lớp đã ổn định để bước vào năm học mới hay chưa?
Cô Đặng Thị Chi

Cô Đặng Thị Chi

Bước vào năm học mới, trường có gặp khó khăn về cơ sơ vật chất do dãy 10 phòng học bị xuống cấp. Hiện nay, trường đã khắc phục khó khăn, sắp xếp bố trí phòng học đảm bảo đầy đủ và an toàn cho học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới. Ngoài ra, UBND huyện đã có chủ trương sửa chữa toàn bộ dãy 10 phòng học trên trong năm 2022.
Bạn đọc

Bạn Lương Thanh Nghị- thị xã Quảng Yên:

Với việc thiếu đội ngũ cho năm học tới, Phòng GD&ĐT có đề xuất, kiến nghị gì với UBND huyện để giải bài toán tình thế?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Thiếu đội ngũ cho năm học, một mặt Phòng GD&ĐT thị xã chỉ đạo các nhà trường cố gắng khắc phục, phát huy nội lực để đảm bảo điều kiện dạy và học. Mặt khác, Phòng GD&ĐT đã kiến nghị với cấp trên được hợp đồng giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005 trong năm học 2021-2022.

Bạn đọc

Bạn Đặng Xuân- TP Hải Phòng:

Ngoài bồi dưỡng chương trình mới thì việc bồi dưỡng đội ngũ thường xuyên trước năm học mới về chính trị, xã hội, đạo đức nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Phòng GD&ĐT thực hiện vấn đề này thế nào và thời gian nào?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Phòng GD&ĐT, các nhà trường đã triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong hè và trong năm học: Bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên; yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục bồi dưỡng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, cách tổ chức các hoạt động GD trong nhà trường; tập huấn sử dụng thiết bị, phòng học thông minh,...

Bạn đọc

Bạn ninhvinhniem.ngocninh@gmail.com:

Hiện nay SGK phục vụ cho năm học, đặc biệt SGK cho các khối lớp 1,2,6 đã được chuyển về các trường chưa? Các nhà trường chủ động chuyển đến những học sinh đăng ký mua sách thế nào? Trường học vùng khó có chủ động với các thiết bị, đồ dùng và SGK đảm bảo chương trình mới không, phòng GD&ĐT hỗ trợ họ thế nào?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Hiện SGK đã được cung cấp đầy đủ theo số lượng đăng ký của các trường và hoàn thành trước 15/8/2021. Các nhà trường chủ động thông tin cho phụ huynh học sinh đến nhận SGK hoặc qua kênh của giáo viên chủ nhiệm để phát sách cho học sinh đảm bảo kịp tiến độ.

Các trường vùng khó khăn đã được phòng GD&ĐT tham mưu với thị xã, quan tâm đầu tư trang thiết bị và sửa chữa cơ sở vật chất.

UBDN thị xã đã đầu tư xây mới các hạng mục công trình cho 6 trường với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng, gồm các trường: Trường Tiểu học Liên Vị, Trường THCS Liên Vị, Trường Mầm non Phong Cốc điểm Khu 3, Trường Tiểu học Ngô Quyền, Trường Tiểu học Hiệp Hòa, Trường Tiểu học Minh Thành. Các công trình đều đang thi công (có công trình đã đổ mái tầng 3), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021.

Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND thị xã đầu tư cải tạo, sửa chữa 13 hạng mục công trình chống sập, chống dột cấp bách và một số hạng mục xây dựng trường chuẩn Quốc gia như nâng cấp nhà vệ sinh, cải tạo hệ thống cửa, cải tạo nền nhà, sơn tường,... với tổng kinh phí khoảng 5,5 tỷ đồng.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Thị Tươi - tỉnh Thái Bình:

Đến nay, việc tập huấn dạy với lớp 1, lớp 2 tại địa phương đã được triển khai như thế nào? Phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường ra sao trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục trong nhà trường tiểu học?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được chú trọng.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được chú trọng.

Năm nay là năm thứ 2 thực hiện chương trình SGK mới với lớp 1, vì thế đội ngũ cán bộ, giáo viên khá tự tin, vững vàng với chương trình. Với những giáo viên dạy lớp 2 đã được tiếp cận chương trình GDPT năm 2018 từ những năm trước. Song song với việc tập huấn chuyên môn của Bộ, Sở thì phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường tích cực nghiên cứu chương trình, nghiên cứu SGK và trao đổi chuyên môn chéo giữa giáo viên với giáo viên, giữa các tổ khối chuyên môn và trong cụm trường.

Ngày 7/6/2021  Bộ GD&ĐT có công văn số 2345/BGDĐT-GDTH về việc xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường cấp Tiểu học , đến nay Phòng GD&ĐT đang đợi kế hoạch triển khai, hướng dẫn từ cấp trên.

Bạn đọc

Bạn Hồng Nguyễn- TP Hải Dương:

Dịch bệnh phức tạp, bồi dưỡng chương trình mới được triển khai bằng hình thức trực tuyến, Phòng GD&ĐT đánh giá thế nào về vai trò của cán bộ cốt cán, giáo viên cốt cán trong tập huấn đại trà?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Vai trò của cán bộ cốt cán vô cùng quan trọng. Vì thế, phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở GDPT và giáo viên đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.

 

Bạn đọc

Bạn khanhhunghp@gmail.com:

Thực hiện chương trình SGK mới, Quảng Yên đang bồi dưỡng đội ngũ ra sao trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Giáo viên tại Quảng Yên tham gia lớp bồi dưỡng chương trình GDPT 2018.

Giáo viên tại Quảng Yên tham gia lớp bồi dưỡng chương trình GDPT 2018.

Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên chú trọng đến việc bồi dưỡng đội ngũ thực hiện chương trình mới. Triển khai và thực hiện việc tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và đại trà các mô đun về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm 2020.

Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên: Phòng GD&ĐT đã tích cực triển khai chỉ đạo các trường thực hiện đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng theo thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, Đánh giá giáo viên theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT. Trên cơ sở đó, rà soát đội ngũ để có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Bạn đọc

Bạn nguyenchienvinhbao@gmail.com:

Việc bố trí đội ngũ cho năm học mới được phòng GD&ĐT thực hiện ra sao? Thực tế có thiếu giáo viên thực hiện chương trình hay không? Phòng GD&ĐT linh hoạt “bù thiếu” bằng cách nào?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường rà soát đội ngũ, sắp xếp, bố trí giáo viên kịp thời cho năm học. Đặc biệt, với đội ngũ thực hiện chương trình lớp 1, lớp 2, lớp 6.

Tuy nhiên, theo thống kê, số biên chế mà ngành Giáo dục thị xã Quảng Yên được giao năm học 2021-2022: 1.875 người. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có mặt tính đến ngày 1/9/2021: 1.801 người (Cán bộ quản lý: 134; Giáo viên: 1.534; Nhân viên: 133).

Số biên chế được giao năm học 2021-2022 giảm 34 người so với năm học 2020-2021, trong khi số lớp trên địa bàn thị xã tăng. Các cơ sở giáo dục công lập thiếu giáo viên. Tính đến tháng 9/2021, thiếu 67 giáo viên so với được giao; thiếu 61 giáo viên do nghỉ thai sản, ốm đau. Vì thế, nhiều trường học tại Quảng Yên khó khăn trong việc bố trí, phân công giảng dạy.

Nguồn để hợp đồng lao động giáo viên (trong chỉ tiêu biên chế giao, do nghỉ thai sản, …) theo Công văn số 1981/SNV-CCVC ngày 29/9/2020 yêu cầu đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 là khó khăn.

Vì thế, các nhà trường đang nỗ lực, tận dụng mọi điều kiện theo quy định để bố trí giáo viên đứng lớp. Thầy cô giáo cũng vất vả trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Bạn đọc

Bạn phuongthanh88@gmai.com:

Trang thiết bị, đồ dùng cho học sinh các khối lớp 1, 2 và lớp 6 có kịp cho năm học tới? Ngành Giáo dục chỉ đạo các nhà trường dạy học ra sao nếu thiết bị đồ dùng không đủ?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Tại Quảng Yên, hiện SGK đã được cung cấp đầy đủ theo số lượng đăng ký của các trường và hoàn thành trước 15/8/2021.

Tuy nhiên, theo rà soát của phòng GD&ĐT, việc mua sắm trang thiết bị dạy học lớp 1, lớp 2, lớp 6 cũng như sửa chữa cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh, phòng học bằng nguồn kinh phí của tỉnh không thể thực hiện xong trước khi vào năm học mới 2021-2022.

Học sinh hào hứng với tiết thực hành lắp ráp rô bốt.

Học sinh hào hứng với tiết thực hành lắp ráp rô bốt.

 

Đối với bàn ghế học sinh tiểu học và học sinh THCS chưa thực hiện bàn giao được theo tiến độ do đơn vị trúng thầu cung cấp trang thiết bị phòng học có xưởng sản xuất nằm trong khu vực bị phong toả theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Khắc phục khó khăn, phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường ngoài việc bổ sung thêm thiết bị bằng nguồn kinh phí năm 2021, các trường chủ động tận dụng những thiết bị sẵn có để đảm bảo điều kiện tối thiểu việc dạy và học.

Bạn đọc

Bạn linhnguyenthi@gmai.com:

Các trường học tại Quảng Yên có chủ động sử dụng nguồn kinh phí được phân năm 2021 để mua sắm, bổ sung thiết bị phương tiện dạy học? Công tác phòng dịch tại các nhà trường triển khai ra sao để chuẩn bị đón học sinh vào năm học mới, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Như đã chia sẻ, ngoài nguồn ngân sách, các địa phương chủ động các nguồn kinh phí được phân năm 2021 để mua sắm và bổ sung những thiết bị cần thiết, phù hợp.

Các nhà trường xác định công tác phòng dịch là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quyết định hoàn thành “mục tiêu kép” trong ngành giáo dục.

Học sinh thị xã Quảng Yên than gia Hội thi trực tuyến Tin học trẻ tỉnh Quảng Ninh.

Học sinh thị xã Quảng Yên than gia Hội thi trực tuyến Tin học trẻ tỉnh Quảng Ninh.

Để đón học sinh vào năm học mới, các nhà trường thực hiện vệ sinh trường lớp, cắt tỉa cây cảnh, tạo khuôn viên xanh , sạch, thân thiện. Tiếp tục tuyên truyền với cha mẹ học sinh các biện pháp chống dịch.

Các nhà trường xây dựng kế hoạch/ phương án, hình thức dạy học cả năm và cụ thể hóa nội dung theo tuần, tháng, quý để thực hiện. Sẵn sàng phương án dạy học theo yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống dịch với hình thức: trực tiếp, trực tuyến, hoặc kết hợp cả 2 hình thức này.

Bạn đọc

Bạn thuhuonghp@gmail.com:

Xin bà cho biết, có bao nhiêu trường được trang bị các thiết bị, đồ dùng học tập cho năm học mới? Công tác này được ngành GD địa phương đầu tư như thế nào và theo những tiêu chí nào?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND thị xã đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học cho toàn ngành để phục vụ năm học 2021-2022 với tổng kinh phí 5,456 tỷ đồng. Thị xã ưu tiên những trường thuộc khu vực khó khăn, trường có cơ sở vật chất xuống cấp, trường có học sinh tăng nhiều sẽ được đầu tư trước.

Cụ thể, cấp học Mầm non được trang bị 225 bàn học sinh, 470 ghế học sinh, 45 bàn giáo viên, 94 ghế giáo viên, 110 giá đựng thiết bị, 75 tủ tư trang, 28 tủ đựng chăn màn, 360 chiếc phản gỗ;

Cấp học Tiểu học được trang bị 40 bảng chống lóa có kẻ oly, 764 bộ bàn ghế học sinh (trong đó 108 bộ bàn ghế bán trú), 44 bộ bàn ghế giáo viên;

Cấp học THCS được trang bị 26 bảng chống lóa, 636 bộ bàn ghế học sinh, 34 bộ bàn ghế giáo viên, trang bị 2 phòng học bộ môn Vật lý-Công nghệ và phòng Sinh-Hóa cho 2 trường TH&THCS Sông Khoai, TH&THCS Hoàng Tân.

Bạn đọc

Bạn Khổng Thị Hương Quỳnh- TP Hải Phòng:

Việc rà soát trang thiết bị dạy học được phòng GD&ĐT thị xã triển khai tới các trường vào thời gian nào?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Việc rà soát trang thiết vị dạy học được thực hiện thường xuyên sau mỗi kỳ học, để kịp thời bắt nhịp năm học mới, ngay khi kết thúc học kỳ 2, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường rà soát thiết bị dạy học để báo cáo bổ sung. Những thiết bị cần thiết đặc biệt đáp ứng chương trình mới được ưu tiên hàng đầu, những đơn vị vùng khó cũng sẽ được ưu tiên đề xuất, bổ sung.

Bạn đọc

Bạn Lethilan@gmail.com:

Với các khối lớp học theo chương trình mới, cơ sở vật chất tại các nhà trường có đáp ứng đủ? Việc học 2 buổi/ngày với bậc tiểu học và các phòng học bộ môn với khối lớp 6 có đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình mới?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Cô trò trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Ảnh: NTCC.

Cô trò trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Ảnh: NTCC.

Với các khối lớp học theo chương trình mới, phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường bố trí cơ sở vật chất ưu tiên để đáp ứng đủ điều kiện để việc dạy và học đảm bảo chất lượng. Các nhà trường đã kịp thời được sửa chữa, bổ sung phòng học và phòng chức năng.

Đối với các thiết bị dạy học cần bổ sung để thực hiện dạy học theo chương trình phổ thông mới (lớp 2, lớp 6), Phòng GD&ĐT đã thực hiện rà soát và tổng hợp nhu cầu của từng trường gửi Sở Giáo dục & Đào tạo trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt.

Bạn đọc

Bạn Luonghuyen@...:

Ngoài việc đầu tư công cho các công trình cải tạo, xây dựng, sửa chữa lớn, các nhà trường cũng tăng cường vai trò chủ động trong việc tu sửa cơ sở vật chất bằng nguồn kinh phí hoạt động. Để chuẩn bị cho năm học mới, các trường học tại Quảng Yên đã chủ động tu sửa cơ sở vật chất như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin tại Trường Tiểu học Ngô Quyền thị xã Quảng Yên. Ảnh: NTCC.

Giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin tại Trường Tiểu học Ngô Quyền thị xã Quảng Yên. Ảnh: NTCC.

 

Phát huy tính chủ động, đảm bảo các điều kiện giáo dục tại cơ sở, các trường trên địa bàn thị xã đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí được phân năm 2021 để mua sắm bổ sung các trang thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu như máy tính, máy chiếu, tủ lớp học, ... và các đồ dùng thiết bị dạy học, sách giáo khoa, tài liệu cho công tác chuyên môn.

Bạn đọc

Bạn Thảo Nguyên – Hải Phòng:

Trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho trường lớp, việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục là rất quan trọng. Ngành Giáo dục thị xã đã làm gì để phát huy các nguồn lực xã hội? Thuận lợi và khó khăn khi triển khai vấn đề này?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều năm qua, Phòng GD&ĐT thị xã đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục, trường học đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD).

Hàng năm, các đơn vị giáo dục, trường học xây dựng kế hoạch về công tác XHHGD phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Các nhà trường chú trọng tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, phát triển giáo dục. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ công tác xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm thân thiện.

Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã Quảng Yên do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, nên việc huy động XHHGD hạn chế.

Bạn đọc

Bạn minhlinh@gmail.com:

Xin bà cho biết, đến thời điểm này, công tác tuyển sinh lớp 1, lớp 6 tại địa phương đã hoàn tất chưa?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Công tác tuyển sinh của địa phương đã cơ bản hoàn tất. Phòng GD&ĐT chủ động duyệt tuyển sinh lớp 1 lần 1 đối với các trường có cấp tiểu học, hướng dẫn các trường hoàn thiện hồ sơ tuyển sinh theo kế hoạch. Kết quả: đã tuyển đợt 1: 2.529 em, đạt 96,4% (kế hoạch phải tuyển toàn thị xã 2.638), còn 94 học sinh chưa tuyển sinh; đi học ngoài thị xã có 38 học sinh, ngoài thị xã chuyển về 23 học sinh.

Kết quả tuyển sinh lớp 6 năm học 2021-2022 đợt 1: 2.127/2.148, đạt 99,02% (còn 11 học sinh chưa tuyển). Thị xã hoàn thành tuyển sinh đợt 2 vào ngày 18/8/2021. Ngành giáo dục thị xã phấn đấu đạt 100%  tỉ lệ phổ cập giáo dục.

 

Bạn đọc

Bạn Hoàng Anh Tuấn - Quảng Ninh:

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài. Vậy việc tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6) tại địa phương có gặp khó khăn gì không? Cách khắc phục ra sao, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Việc tuyển sinh đầu cấp, cụ thể là vào lớp 1, lớp 6 luôn được ngành Giáo dục thị xã chú trọng thực hiện. Mục tiêu của ngành là huy động 100% số học sinh trong độ tuổi ra lớp; đảm bảo quyền được học tập của học sinh; thực hiện tuyển sinh nghiêm túc theo quy định, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng.

Cô trò trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.

Cô trò trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.

 

Từ ngày 13/4/2020, Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn về tuyển sinh THCS, THPT; ngày 2/6 có hướng dẫn công tác tuyển sinh lớp 1, năm học 2020-2021.

Lớp 1, lớp 6 thực hiện theo phương thức xét tuyển. Riêng với lớp 6, trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Riêng với tuyển sinh vào lớp 1, các cơ sở giáo dục tiểu học đã tích cực tham mưu UBND cấp xã thực hiện tốt công tác điều tra, huy động số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn được phân công; xây dựng kế hoạch tuyển sinh của nhà trường theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trên địa bàn trong việc huy động trẻ ra lớp.

Sở chỉ đạo các trường tiểu học thành lập hội đồng tuyển sinh; công khai kế hoạch tuyển sinh trước khi tổ chức tuyển sinh ít nhất 15 ngày để cha, mẹ trẻ biết, chuẩn bị hồ sơ nhập học cho con; tổ chức chu đáo việc đón tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để cha, mẹ học sinh đến làm thủ tục nhập học cho con.

Đặc biệt, tuyệt đối không nhận trẻ thiếu tuổi vào lớp 1; không bố trí lớp chọn; không để mất cân bằng về số học sinh giữa các lớp trong trường.

Dựa vào tình hình dịch bệnh của địa phương các nhà trường chủ động phương án tuyển sinh, phân ngày tuyển sinh đảm bảo giãn cách và các phương án phòng dịch. Về cơ bản công tác tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn khá thuận lợi, ổn định.

Bạn đọc

Bạn nguyehuyen204@gmail.com:

Năm học mới sắp diễn ra, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, việc rà soát cơ sở vật chất đã được phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên triển khai như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy

Bà Nguyễn Thị Thúy - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Bà Nguyễn Thị Thúy - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Xác định năm học 2021-2022 sẽ là năm học tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, cùng với việc phối, kết hợp với các phòng, ban liên quan của thị xã Quảng Yên rà soát cơ sở vật chất cho năm học mới, phòng GD&ĐT thị xã luôn quyết liệt trong chỉ đạo các đơn vị giáo dục tích cực chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn phòng dịch cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

Cụ thể, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xây dựng dự toán ngân sách năm 2022; thanh quyết toán các công trình sửa chữa năm 2020, 2021;

Phối hợp với Phòng Kinh tế: hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong lĩnh vực giáo dục;

Phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Quản lý đô thị: tiếp tục hoàn thiện việc cấp quyền sử dụng đất của các trường học; hoàn thiện qui hoạch sử dụng đất của các trường;

Phối hợp với Ban QL dự án: rà soát như cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất năm 2022 của ngành Giáo dục.

 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.