Vun đắp tình hữu nghị qua cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh

GD&TĐ - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội giành giải Nhất Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài.

Giải Nhất thuộc về đội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Mạnh Tùng
Giải Nhất thuộc về đội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Mạnh Tùng

Sáng 1/12, 12 đội tranh tài tại vòng Chung kết toàn quốc Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam năm 2023, được tổ chức tại Đại học Quốc gia TPHCM.

Cuộc thi được phát động từ tháng 8/2023, trải qua các vòng thi sơ khảo tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam với hơn 600 lưu học sinh đến từ 15 quốc gia tham dự.

Ngoài giải Nhất thuộc về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban tổ chức trao 2 giải Nhì cho các đội: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cửu Long.

Giải Nhì được trao cho 2 đội: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cửu Long. Ảnh: Mạnh Tùng

Giải Nhì được trao cho 2 đội: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cửu Long. Ảnh: Mạnh Tùng

3 đội đoạt giải Ba gồm: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM.

6 đội đoạt giải Khuyến khích gồm: Trường Đại học Y khoa Vinh; Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Trường Hữu Nghị 80; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Kiên Giang; Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

12 đội tham dự chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023. Ảnh: Mạnh Tùng

12 đội tham dự chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo đại diện Ban giám khảo, các đội thi mang đến nhiều tiết mục hấp dẫn, sáng tạo. Nhiều thí sinh sử dụng tiếng Việt khá thuần thục, có sự hiểu biết rất sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam.

Tuy nhiên, một số tiết mục dự thi mắc các lỗi như: nặng kỹ thuật biểu diễn sân khấu; các tiết mục phụ họa không ăn nhập với thông điệp chính của bài dự thi; một số kiến thức chưa chuẩn.

Một số thành viên tham gia trong tiết mục dự thi của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Mạnh Tùng

Một số thành viên tham gia trong tiết mục dự thi của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Mạnh Tùng

Một đội thi tập dượt trước khi biểu diễn. Ảnh: Mạnh Tùng

Một đội thi tập dượt trước khi biểu diễn. Ảnh: Mạnh Tùng

Trước đó, khai mạc cuộc thi chung kết, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, có những khoảnh khắc trong cuộc thi không được thể hiện trên sân khấu là hình ảnh của thầy cô giáo hồi hộp lo lắng khi học trò của mình trình diễn, những cái ôm động viên, những cuộc trao đổi chuyên môn ngắn sau cánh gà, không khí cổ vũ vô cùng sôi động trong hội trường.

Sau cuộc thi, thầy và trò sẽ có thêm nhiều động lực để tiếp tục thi đua học tốt, dạy tốt, tiếp tục bảo vệ, giữ gìn và lan tỏa tình yêu tiếng Việt đến với người nước ngoài nói chung, lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam nói riêng.

"Tôi tin tưởng rằng thông qua cuộc thi, các bạn lưu học sinh nước ngoài, các em học sinh, sinh viên Việt Nam, các thầy cô giáo sẽ có thêm một diễn đàn để giao lưu chuyên môn, văn hóa, nuôi dưỡng và vun đắp tình hữu nghị trên cơ sở ngôn ngữ chung là tiếng Việt", Thứ trưởng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.