Vừa nhìn thấy mặt em rể, chồng tôi thốt ra một câu khiến cả nhà hốt hoảng

Nhà tôi chỉ có 2 chị em gái, bố mẹ tôi thì già cả, cũng có lương hưu nên ông bà gần như không cần con cái trợ cấp. Hai chị em tôi đều lấy chồng gần vì sợ đi xa thì ít khi về thăm bố mẹ được. 

Hai chị em thì quý mến nhau lắm nhưng không hiểu sao 2 anh em rể thì lại ghét nhau ra mặt. Cả đại gia đình chưa bao giờ ngồi quây quần một mâm cơm được, nếu có anh rể thì không có em rể và ngược lại.

Tôi và em gái cũng nhiều lần tìm hiểu nguyên nhân. Chồng tôi thì nói: "Nhìn nó như côn đồ nên anh không thích chơi với kiểu người như thế". 

Chồng tôi là dân tri thức, làm việc cho công ty nhà nước, suốt ngày đóng comple veston sạch sẽ gọn gàng nên anh không thích em rể cũng có thể hiểu được. 

Bởi em rể mở cửa hàng vật liệu xây dựng, suốt ngày chạy xe chở hàng cát sỏi gạch đá, ăn nói thô lỗ, hở chút là chửi mắng người khác bằng từ ngữ thô thiển.

Em gái cũng kể lại rằng em rể chê chồng tôi vờ vịt, ra vẻ ta đây học rộng tài cao khinh thường người lao động tay chân và chốt bằng một câu: "Anh ghét nhất kiểu người trịch thượng như thế. Nể tình em nên anh còn gọi một tiếng anh rể, không thì anh còn chẳng thèm nhìn mặt".

Bố mẹ tôi cũng biết khúc mắc giữa hai người con rể nên luôn tìm cách hàn gắn mối quan hệ, song lần nào ông bà làm cơm nước xong xuôi, mời hai con rể về ăn thì đều phản tác dụng.

Vừa nhìn thấy mặt em rể, chồng tôi thốt ra một câu khiến cả nhà hốt hoảng ảnh 1
Hai chị em thì quý mến nhau lắm nhưng không hiểu sao 2 anh em rể thì lại ghét nhau ra mặt. (Ảnh minh họa)

Gần đây, sức khỏe của mẹ tôi không tốt, đi viện nhiều lần trong tháng nên chị em tôi cắt cử nhau trông coi. Hai con rể cũng lui tới hỏi thăm thường xuyên nhưng không ngờ hôm vừa rồi xảy ra chuyện khiến hai chị em tôi buồn và khổ vô cùng.

Hôm đó đến phiên tôi chăm mẹ trong viện, chồng tôi tan sở thì mua cân cam ghé thăm. Tôi đang ngồi vắt nước cam còn chồng hỏi han mẹ thì vợ chồng em gái tới. Em rể vẫn mặc chiếc áo lao động đẫm mồ hôi còn em gái tôi thì cầm theo cái túi đựng quần áo, khăn mặt đến thay ca cho tôi về nghỉ ngơi. 

Có lẽ nhìn thấy chồng tôi bên trong nên em rể lạnh lùng đưa túi hoa quả cho vợ rồi bảo mình ra ngoài chờ. Em rể đang quay người bước ra cửa thì chồng tôi nói một câu: "Cũng không biết đường thay cái áo cái quần cho tử tế, đến bệnh viện thăm người ốm mà ăn mặc lôi thôi bẩn thỉu".

Em rể nghe được liền quay phắt vào trong, lao đến nắm cổ áo chồng tôi và quát vào mặt anh: "Ông nói ai? Tôi chịu cái tính ta đây của ông lâu lắm rồi đấy, thích coi thường người khác phải không? 

Tôi bận đi làm cả ngày, tranh thủ đưa vợ đến viện nên mới không kịp thay đồ, chứ không như ông, quần áo bảnh bao suốt ngày chải chuốt, không giúp được vợ con cái gì chỉ làm mình làm mẩy là giỏi, đồ tri thức rởm".

Giờ thì chồng tôi tuyên bố sẽ không bao giờ đến nhà bố mẹ vợ nữa khiến tôi buồn quá. (Ảnh minh họa).
Giờ thì chồng tôi tuyên bố sẽ không bao giờ đến nhà bố mẹ vợ nữa khiến tôi buồn quá. (Ảnh minh họa).

Chồng tôi cũng tự ái, gạt mạnh tay em rể ra, thế là hai người đánh nhau ngay trong bệnh viện, mẹ tôi gào lên xin dừng tay nhưng không ai nghe, cuối cùng y tá bác sĩ phải lao vào mắng mỏ đuổi đi thì hai người mới hậm hực tách nhau ra rồi bỏ về.

Tôi và em gái chỉ biết ôm nhau khóc vì không ngờ chuyện lại lớn như vậy. Giờ thì chồng tôi tuyên bố sẽ không bao giờ đến nhà bố mẹ vợ nữa, tránh nhìn thấy "người không nên nhìn". Còn bên kia, em gái cũng kể lại rằng chồng em ấy bảo sau này hễ nhìn thấy anh rể là sẽ đánh cho một trận vì cái tội khinh bỉ người khác.

Bố mẹ tôi vì việc này mà cũng buồn lắm bởi chẳng bao giờ được sum họp cả đại gia đình. Tôi biết phải làm thế nào bây giờ hả mọi người? Làm thế nào để hóa giải mâu thuẫn của 2 người họ? Mong mọi người tư vấn cho tôi.

Theo Nhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…