Vừa ăn vừa run món đặc sản nòng nọc om măng rừng của người Mường xứ Thanh

Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.

Đặc sản nòng nọc xứ Thanh.
Đặc sản nòng nọc xứ Thanh.

Ở miền tây Thanh Hóa, có nhiều món ăn độc đáo, mà nhắc đến, không ít người sởn da gà. Trong số đó, độc đáo nhất là món sâu măng chiên, món nhái suối... nhưng món khoái khẩu nhất của người Mường nơi đây vẫn là nòng nọc non om măng.

Theo tiếng địa phương, nòng nọc được gọi là bu bu hoặc bâu bâu. Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay, khác hẳn nòng nọc dưới xuôi. 

Văn hoá - Hãi hùng nhìn người Mường xứ Thanh chế biến đặc sản nòng nọc om măng rừng (Hình 2).

Loài nòng nọc suối đá chỉ có ở miền Tây Thanh Hóa.

Thời điểm thích hợp để bắt nòng nọc là từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch, đặc biệt, người địa phương thường chọn đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để đi vào rừng. Lúc này, nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ. 

Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ cần một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre cùng lá khoắn làm mồi nhử. Người có kinh nghiệm chỉ cần khéo léo thả nhẹ từng chiếc lá khoắn vào một chiếc dậm đặt bên khe suối.

Văn hoá - Hãi hùng nhìn người Mường xứ Thanh chế biến đặc sản nòng nọc om măng rừng (Hình 3).

Sơ chế nòng nọc không khó, sau khi bắt về chỉ rửa qua, rồi dùng mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng, lôi phần lòng ruột cho ra ngoài rồi cho vào ít muối chà rửa sạch thêm một lần nữa.

Văn hoá - Hãi hùng nhìn người Mường xứ Thanh chế biến đặc sản nòng nọc om măng rừng (Hình 4).

Nòng nọc khi đã ráo nước có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Người thích ăn canh có thể nấu với rau rừng. Dân nhậu ướp nòng nọc với sả, ớt rồi nướng lên thơm phức, dùng nhâm nhi với rượu. Tuy nhiên món đặc trưng nhất ở đất núi là nòng nọc om măng.

Chế biến nòng nọc om măng không đòi hỏi nhiều công đoạn cầu kỳ nhưng để món ăn được tròn vị thì nguyên liệu phải tươi. Bên cạnh măng rừng, nòng nọc, người nấu cần chuẩn bị thêm mẻ, hành, mùi tàu.

Đầu tiên, ta xào măng với mẻ cho chín tới rồi đổ nước sôi vào lấy nước. Sau đó cho nòng nọc đã sơ chế vào rồi đun sôi lại. Cuối cùng rắc hành, răm, mùi tàu lên trên, đợi vài giây là có thể bắc xuống ăn nóng cùng cơm hoặc làm mồi nhắm rượu.

Văn hoá - Hãi hùng nhìn người Mường xứ Thanh chế biến đặc sản nòng nọc om măng rừng (Hình 5).

Nòng nọc om măng.

Những chú nòng nọc béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.

Nhưng nếu can đảm nếm thử, gắp một chú nòng nọc cho vào miệng, cảm giác ghê ghê dần tan biến, thay vào đó là một mùi thơm đặc trưng, ăn vào thấy mềm ngọt, phảng phất đâu đó chút vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.

Người dân địa phương kể rằng, xưa kia, vì đói kém, nên các cụ đã phải bắt nòng nọc, thứ có rất nhiều dưới suối để ăn. Thế nhưng, vô tình, món nòng nọc đã biến thành đặc sản của người Mường ở miền tây Thanh Hóa.

“Các loại thịt gà, vịt, trâu, bò…cũng không thể ngon và bổ dưỡng bằng nòng nọc. Ngoài ra, các đồng ruộng được bà con không sử dụng thuốc hóa học nên nòng nọc rất sạch”, dân bản địa khẳng định.

Văn hoá - Hãi hùng nhìn người Mường xứ Thanh chế biến đặc sản nòng nọc om măng rừng (Hình 6).

Nếu có dịp đến với bản Mường ở Thanh Hóa mùa nòng nọc, bạn đừng ngại ngần thưởng thức món ăn đậm chất núi rừng bên ly rượu cay cùng chủ nhà.

Bạn cũng có thể mua mang về tại chợ họp ở khu vực huyện Thạch Thành, suối Vó Ấm chảy từ Vườn quốc gia Cúc Phương hoặc chợ phiên cửa khẩu quốc tế Na Mèo với giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên khi về nấu dưới xuôi thì hương vị không thể sánh bằng.

Nếu có lỡ đi xa mà bỗng dưng thèm nòng nọc thì bạn cũng có thể tìm đến xứ Ba Tơ (Quảng Ngãi), Lâm Đồng hay Nghệ An… để thưởng thức món lạ khó quên này.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.