Vụ san ủi Khu lăng mộ vợ vua Tự Đức: Cơ quan Công an vào cuộc điều tra

GD&TĐ - Sáng ngày 2/8, lực lượng Công an TP.Huế và Viện kiểm sát nhân dân TP.Huế đã có mặt tại hiện trường là khu vực dự án Bãi đậu xe khách tham quan lăng Tự Đức và Đồng Khánh (phường Thủy Xuân, TP.Huế) để tiến hành các bước điều tra.

Vụ san ủi Khu lăng mộ vợ vua Tự Đức: Cơ quan Công an vào cuộc điều tra

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, lực lượng chức năng đã tiến hành đo đạc, kiểm tra phần quách mộ, móng thành bao quanh của lăng mộ bà tài nhân họ Lê - vợ Vua Tự Đức. Sau khi kiểm tra hiện trường, cơ quan công an đã tiến hành lập biên bản dưới sự chứng kiến của đại diện bà con Nguyễn Phước tộc sinh sống tại các tỉnh phía Nam.

Trước đó ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, trú ở phường Vỹ Dạ, TP Huế và ông Bảo Kỳ, trú ở quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, đại diện cho Nguyễn Phước tộc đại diện bà con Nguyễn Phước tộc sinh sống tại các tỉnh phía Nam đã đứng đơn gửi đến Công an Thừa Thiên - Huế và Viện KSND cùng cấp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự về hành vi xâm phạm của đơn vị chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Chuỗi Giá Trị .

Ngày 25/7, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc và con cháu hậu duệ nhà Nguyễn đã gửi đơn đến Toà án nhân dân TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) khởi kiện chủ đầu tư dự Bãi đậu xe khách tham quan lăng Tự Đức và Đồng Khánh (phường Thủy Xuân, TP. Huế) là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Chuỗi Giá Trị (địa chỉ: 146 Nguyễn Huệ, TP.Huế) và Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế.Theo đó, đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP.Huế khởi tố Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Chuỗi Giá Trị theo Khoản 1, Điều 319 và mục a Khoản 1 Bộ luật Hình sự về “tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.

Trước đó ông Tôn Thất Viễn Bào Chủ tịch HĐTS Nguyễn Phước tộc đã gửi đơn kêu cứu đến Thủ Tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ Trưởng Bộ VH-TT&DL liên quan đến việc đơn vị thi công san ủi lăng mộ vợ vua Tự Đức.

Lực chức năng kiểm tra hiện trường Khu vực lăng mộ của một bà vợ Vua Tư Đức
Lực chức năng kiểm tra hiện trường Khu vực lăng mộ của một bà vợ Vua Tư Đức 

Theo tài liệu lịch sử thì lăng vua Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng được xây dựng vào tháng 12/1864, tọa lạc tại thôn Thượng 3 xã Thủy Xuân, Thành Phố Huế. Nơi đây mặc dù là mộ phần tổ tiên do hậu duệ nhà Nguyễn Phúc có trách nhiệm thờ cúng nhưng lại thuộc quyền quản lý của trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế.

Ngày 19/6 năm 2017 Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Chuỗi Giá Trị (gọi tắt là Công ty Chuỗi Giá Trị) trong quá trình thi công dự án bãi đỗ xe lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh dù chưa được trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế giao mặt bằng, lẽ ra trong quá trình thi công khi gặp một lăng mộ cổ có kiến trúc tương tự Lăng Bà Học Phi, một trong những phi tần của vua Tự Đức cách đó khoảng 100m.

Đáng ra công ty này phải dừng lại và báo cáo lãnh đạo Trung tâm BTDTCĐ Huế lên xem xét. Nhưng theo lệnh của ông Lê Quốc Tuấn giám đốc Công Ty Chuỗi Giá Trị, người lái xe ủi đã san bằng lăng này thành bình địa dù cư dân ở đây đã nỗ lực ngăn cản.

Một số người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết đó là lăng của một bà phi tần của vợ vua Tự Đức mà dân quanh đó thường gọi là Lăng Đen. Khi con cháu của dòng họ Nguyễn Phúc tộc đến hiện trường thì nơi đây đã thành bình địa, nhờ sự chỉ vẽ của cư dân sau 3 ngày tìm kiếm trong đống đổ nát, vào ngày 24/6 năm 2017 Bà con Nguyễn Phước tộc đã tìm được tấm bia cổ bằng đá thanh chôn vùi dưới đống đổ nát, tấm bia rộng 32cm dài 67cm dày 10cm trên tấm bia có ghi khắc các chữ Hán là “Tiền Triều Tài Nhân Cửu Giai Lê Thị, Thụy Thục Thuận chi mộ”.

Theo ông Tôn Thất Viễn Bào Chủ tịch HĐTS Nguyễn Phước tộc, việc san ủi này đã bất chấp pháp luật, khi chưa có ý kiến của phía liên quan là chưa được di dời. Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc khẳng định lăng bà Tài Nhân đã tồn tại 124 năm và được xem là di vật văn hóa cần được bảo tồn theo luật di sản văn hóa năm 2001 do nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký.

Vì vậy lăng bà phi tần Lê Tài Nhân này cùng với lăng bà Học Phi và lăng tập thể 15 vị phi tần khác là những đơn vị di tích lịch sử văn hóa hữu cơ nằm trong quần thể di tích lăng Tự Đức, tạo nên bộ mặt thiết chế văn hóa lịch sử của một thời đại quá khứ. Có thể nói lăng này là một đơn vị hữu cơ trong quần thể lăng Tự Đức, được xem là di tích văn hóa trọng điểm của Quốc Gia được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa thế giới vào năm 1993, nên hành vi phá hoại nêu trên được coi là việc phá hoại di tích quốc gia và bị chế tài theo các điều, 29-32-37 của Luật Di Sản Văn Hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.