Vũ khí được trang bị trên máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3

GD&TĐ - Trong biên chế của Không quân Nga hiện có hàng chục máy bay ném bom – mang tên lửa Tu-22M3. Đây là loại máy bay có khả năng mang các loại tên lửa và bom khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi rộng. 

Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3
Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3

Mặc dù là loại máy bay có tuổi đời tương đối lớn, tuy nhiên Tu-22M3 vẫn giữ được những lợi thế chiến đấu của mình, và hiện nay chương trình nâng cấp càng mở rộng khả năng chiến đấu của loại máy bay này. Ngoài ra, các dự án cải tiến kỹ thuật hiện nay cho phép mở rộng khả năng mang  theo vũ khí của tên lửa Tu-22M3

Một vài năm trước công nghiệp hàng không Nga bắt đầu thực hiện đề án Tu-22M3M. Nó được tiến hành đại tu kỹ thuật với việc trang bị thêm một loạt các hệ thống và trang bị mới. Theo đề án này thì đến năm 2020 lực  lượng không quân Nga sẽ nhận được 30 chiếc máy bay mới nâng cấp. Bên cạnh một số hệ thống trên thân máy bay thì việc thay thế còn ở thiết bị điều khiển vũ khí, nâng cao khả năng chiến đấu cho máy bay.

Bom rơi tự do

Tu-22M3 đầu tiên có khả năng mang và sử dụng loại bom rơi tự do với các kích cỡ khác nhau. Trong khoang chứa và trên cặp giá bên ngoài loại MBDZ-U-9M của máy bay có thể mang đến 24 tấn bom hàng không. Số lượng bom lớn nhất có thể mang theo phụ thuộc vào loại bom, trong đó có kích thước bao của nó. Ví dụ với loại bom FAB-250 thì máy bay có khả năng mang 69 quả, còn với FAB-1500 chỉ có thể mang được 8 quả. Quả bom lớn nhất có thể chứa trong khoang chứa có khối lượng đến 9 tấn. Nếu sử dụng trong lực lượng hải quân thì máy bay có thể mang các loại thủy lôi khác nhau.

Theo đề án nâng cấp hiện nay thì Tu-22M3 sẽ được thay thế hệ thống tìm kiếm – dẫn đường mới dạng CVP-24-22 “Gefest”. Với thiết bị mới này cho phép tăng hiệu quả chiến đấu của bom rơi tự do lên gấp 3 lần. Ngoài ra nó giúp tăng tầm xa phát hiện mục tiêu và tăng khả năng phát hiện mục tiêu so với trước đây.

 

Tên lửa đối hạm

Máy bay Tu-22M trước đây được phát triển cùng với việc sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Kh-22. Với Tu-22M3 có thể mang 3 quả tên lửa loại này. Trong đó 1 quả được gắn ở phần lõm của khoang chứa và 2 quả gắn ở dưới cánh.

Tên lửa Kh-22 của tất cả các phiên bản nâng cấp có thân hình con quay, cánh tam giác ở giữa và cánh đuôi ổn định. Tên lửa được trang bị động cơ nhiên liệu lỏng, giúp tên lửa có thể đạt tốc độ 3,5-4,5M. Tầm xa hoạt động của Kh-22 khoảng 300km. Tên lửa có thể mang đầu đạn tích lũy khối lượng 1 tấn hoặc đầu đạn đặc biệt với uy lực lên đến 1 Mega Tấn. Chiều dài tên lửa – 11,6 m; cánh dài -3 m, khối lượng tổng thể - 5,8 tấn.

Tên lửa Kh-22 trang bị cho máy bay
 Tên lửa Kh-22 trang bị cho máy bay
Trong khuôn khổ họ tên lửa đã được chế tạo một số phương án tên lửa với hệ thống tự dẫn đường khác nhau. Trước tiên là sử dụng hệ thống ra đa chủ động và bị động. Ngoài ra còn phiên bản nâng cấp với hệ thống dẫn đường từ nguồn tín hiệu ra đa hoặc điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính.

Hiện nay tên lửa Kh-22 với các phiên bản nâng cấp khác nhau đang được trang bị cho quân đội. Nhược điểm lớn nhất của loại tên lửa này nằm ở chỗ độ ổn định thấp trước các phương tiện tác chiến điện tử. Ngoài ra đầu đạn tự dẫn đường của các loại tên lửa cũ làm việc trên cùng một tần số, dẫn đến chúng dễ dàng bị loại bỏ.

Tên lửa đạn đạo “không đối đất”

Trong một thời gian ngắn máy bay ném bom Tu-22M3 được trang bị tên lửa dẫn đường để tấn công các mục tiêu mặt đất với tọa độ cho trước. Để thực hiện nhiệm vụ này đã đề xuất sử dụng tên lửa đạn đạo không quân họ Kh-15. Tuy nhiên một vài năm trước loại tên lửa này đã bị loại bỏ khỏi biên chế, dẫn đến Tu-22M3 mất đi lợi thế chiến đấu của mình.

Tên lửa đạn đạo Kh-15 khác với tên lửa đối hạm Kh-22 ở kích thước bao nhỏ hơn, từ đó giúp chiến đấu cơ có thể mang được nhiều hơn loại tên lửa này. Một chiếc Tu-22M3 có thể mang tới 6 quả tên lửa Kh-15 gắn lên bệ phóng MKU-6-1 bên trong thân máy bay và 4 quả khi lắp trên bệ PU-1 dưới cánh.

Tên lửa Kh-15 có chiều dài 4,78 m với đường kính 455 mm và sải cánh 920 mm. Khối lượng tổng thể - 1200 kg, trong đó đầu đạn chiếm 150 kg. Tầm xa của tên lửa đạt khoảng 30 km. Tầm cao quỹ đạo bay có thể đạt đến 40 km.

Tên lửa siêu thanh “Kinzhal”

Tên lửa Kh-15 gắn trên bệ phóng
 Tên lửa Kh-15 gắn trên bệ phóng

Vào đầu tháng 3 năm nay đã bắt đầu biết đến sự tồn tại của loại tên lửa đạn đạo siêu thanh mới “Kinzhal”. Theo thông tin đăng tải thì chiến đấu cơ đầu tiên được trang bị loại tên lửa này là MiG-31. Và tiếp theo sau đó sẽ là Tu-22M3.

Đầu tháng 7 có thông tin cho biết rằng tên lửa Kh-47M2 “Kinzhal” đã được thử nghiệm nhằm mục đích trang bị cho máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Theo đó loại máy bay này có khả năng mang cùng lúc nhiều loại tên lửa mới. Tầm xa hoạt động của tên lửa “Kinzhal” theo nguồn tin cho hay có thể đạt tới 2000 km khi sử dụng trên MiG-31, và 3000 km khi sử dụng trên Tu-22M3.

Kh-47M2 là loại tên lửa đạn đạo sử dụng với mục đích tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển. Vận tốc của tên lửa có thể lên tới 10 000- 12 000 km/h. Với tốc độ bay này thì việc phát hiện và tiêu diệt nó bằng các phương tiện phòng không trở nên rất khó khan, thậm chí là bất khả thi.

Phương án đưa hệ thống tên lửa trang bị trên máy bay ném bom Tu-22M3 hiện nay vẫn chưa được đưa ra thử nghiệm. Nhưng việc kiểm tra sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.