Nga trên đường đua trong lĩnh vực tên lửa vũ trụ

GD&TĐ - Trong khoảng 10 năm tới ngành vũ trụ của Nga sẽ đụng độ với những đối thủ rất đáng gờm. Trên thế giới xuất hiện hàng chục loại tên lửa đẩy từ hạng trung, hạng nặng đến hạng siêu nặng.

Tên lửa SLS
Tên lửa SLS

Những đối thủ của Nga không chỉ là các đối thủ truyền thống như Mỹ và các nước Châu Âu, mà còn có Trung Quốc cùng với Nhật Bản. Rất tiếc là hiện nay tiềm năng của nước Nga không tốt như những đánh giá trước đó.

Những tên lửa của Nga hiện vẫn đang dừng lại ở mức sử dụng  một lần trong khi các loại tên lửa thế hệ mới được phát triển ở Mỹ đã chế tạo loại tên lửa tái sử dụng. Ngoài ra việc sản xuất trong nước của Nga cũng còn khá lạc hậu: Trên thực tế hiện nay chủ yếu là hiện đại hóa hơn những động cơ của Liên Xô cũ.

Đối với nhiên liệu theo quảng bá đối với “Angara” sẽ sử dụng nhiên liệu kerosene (dầu hỏa), thể hiện một bước tiến lớn để loại bỏ độc hại từ Heptyl. Nhưng Mỹ đã phát triển động cơ tên lửa với loại nhiên liệu chất lượng và tiềm năng hơn ở dạng metan và hidro. Ở Nga việc chế tạo loại động cơ tương tự chỉ mới bắt đầu và những kết quả đầu tiên có thể sẽ phải chờ ít nhất sau 3-4 năm tới.

Roskosmos có thể làm gì trong 10 năm tới?

Thứ nhất, họ tên lửa “Angara”.  Ưu điểm nằm ở thiết kế cấu trúc Module của nó và thân thiện với môi trường hơn so với tên lửa “Proton” cũ. Nhược điểm của nó là giá thành cao, không thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Falcon 9. Động cơ của “Angara” được nâng cấp từ động cơ cũ RD-170,  trên thực tế phiên bản đơn giản hơn RD-180, loại được bán cho Mỹ.

Tên lửa New Glenn
 Tên lửa  New Glenn

Thứ hai, “Soyuz-5”, đây cũng là một phiên bản nâng cấp từ tên lửa thời Xô Viết. Giá thành để phóng nó khoảng 35 triệu USD, và nó có thể mang lên quỹ đạo 18 tấn tải trọng. Có thể giai đoạn đầu nó sẽ được sử dụng trong việc chế tạo các loại tên lửa hạng nặng của Nga. Rõ rang “Soyuz-5” và “Angara” sẽ là những “ngựa thồ” chính của Roskosmos trong nhiều năm tới.

Nước Mỹ hiện đang phát triển nhiều dự án vũ trụ hơn so với Nga

Công ty Boing đang phát triển loại tên lửa siêu nặng SLS với mục tiêu tiếp cận Mặt Trăng và Sao Hỏa. Dự kiến SLS sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ của NASA. Chuyến bay đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2020.

Chi nhánh của công ty Blue Origin hiện đang nghiên cứu chế tạo tên lửa với cái tên New Glenn. Loại tên lửa này có khả năng mang 45 tấn. Và hiện nay đã có 8 hợp đồng được ký cho các hình thức phóng thương mại.

Tên lửa Fancol Heavy
 Tên lửa Fancol Heavy

Đối thủ chính của Blue Origin là SpaceX. Công ty Ilona Maska đang chế tạo loại tên lửa hạng nặng Falcon Heavy, và tên lửa hạng siêu nặng Big Falcon Rocket. Những loại này có khả năng vận chuyển một cách thoải mái hàng trăm hành khách tới Mặt Trăng hoặc Sao Hỏa. Lần phóng đầu tiên dự kiến sẽ thực hiện vào năm 2022.

United Lauhch Alliance của Mỹ đang chuẩn bị lên lửa tái sử dụng Vulcan. Với khả năng mang 40 tấn. Dự kiến khoảng năm 2020 sẽ thực hiện lần phóng đầu tiên.

Tên lửa Vulcan
 Tên lửa Vulcan 

Công ty Orbital ATK cũng của Mỹ đang chế tạo tên lửa Module Omega được đặt hàng với Lầu Năm Góc. Nó có khả năng mang 8 tấn tải trọng cần thiết lên quỹ đạo địa tĩnh.

Các nước Châu Âu cũng đang chuẩn bị cho tên lửa đẩy tiềm năng Ariane 6 hạng trung và hạng nặng. Và sự ra đời của nó có thể làm cho Nga mất đi khách hàng của “Soyuz-ST-B”.

Nhật Bản đang phát triển loại tên lửa với số hiệu N3 có thể mang 6,5 tấn tải trọng. Và nó sẽ được phóng vào năm 2020.

Tên lửa Omega
Tên lửa Omega

Trung Quốc cũng đang phát triển một dự án hết sức tham vọng. Tên lửa Long March 9 mang 140 tấn tải trọng lên quỹ đạo gần mặt đất, hoặc mang 50 tấn tên quỹ đạo địa tĩnh. Việc thử nghiệm tên lửa hạng siêu nặng sẽ được Trung Quốc tiến hành vào năm 2020. 

Theo Topcor.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.