Vụ chùa Vàng trên áo dài: Cần tôn trọng sự khác biệt văn hóa

Cần tôn trọng sự khác biệt văn hóa bởi tư duy và phong tục tập quán của mỗi nước đều có sự khác biệt...

Vụ chùa Vàng trên áo dài: Cần tôn trọng sự khác biệt văn hóa

Mới đây, Vietnam Airlines đã quyết định thu hồi toàn bộ ấn phẩm Heritage tháng 11 in hình người mẫu Hồng Quế mặc trang phục áo dài của NTK Thái Tuấn. Điều đáng nói là, trên tà áo dài có in hình ngôi chùa Shwedagon (còn được gọi là chùa Vàng) của Myanmar. Sự việc này vấp phải sự phản đối của hành khách người Myanmar bởi theo họ, đây là sự xúc phạm tới di sản tâm linh quan trọng của người Myanmar: “Shwedagon là thánh đường tín ngưỡng của các phật tử, là nơi thiêng liêng đã được công nhận. Đừng dùng hình ảnh của chùa Shwedagon để in trang phục cho phụ nữ”.

vu chua vang tren ao dai: can ton trong su khac biet van hoa hinh 0
Chùa Vàng (Ảnh: secondglobe)

Xung quanh sự việc này có rất nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng: "Áo dài Việt Nam rất đẹp, người Việt Nam lấy hình chùa của nước bạn để in lên áo dài là một sự trân trọng. Việt Nam cũng có nhiều mẫu áo dài đưa trống đồng, chùa chiền, văn hóa Việt... lên tà áo. Hơn nữa, phụ nữ Việt Nam mặc áo dài truyền thống trong ngày cưới, đi chùa, đi dự lễ trang trọng...". Nhưng cũng có ý kiến khác: “Với vị thế là một tạp chí “tiếp thị” du lịch - văn hóa của quốc gia thì việc làm này của Heritage Fashion là không nên. Tín ngưỡng luôn là điều nhạy cảm, một tàn lửa nhỏ có thể trở thành bó đuốc lớn”.

Ở Việt Nam và một số nước phương Tây, việc đưa những di tích nổi tiếng vào thời trang không phải chuyện hiếm và là một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Qua sự việc này, đòi hỏi không chỉ các nhà thiết kế thời trang mà còn các nhà làm công tác quản lý văn hóa, quảng bá thương hiệu…cần rút kinh nghiệm và cẩn trọng hơn bởi bất cứ sản phẩm nào một khi bước qua biên giới một quốc gia cũng có thể dễ dàng gây ra tranh luận, thậm chí nếu liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo thì hoàn toàn có thể gây ra những xung đột lớn hơn.

Cần hiểu và tôn trọng sự khác biệt mang tên "văn hóa” để có tư duy và cách ứng xử cho phù hợp. Các nhà thiết kế có thể đưa các di sản văn hóa vào trong thiết kế của mình để quảng bá du lịch nhưng cần chú trọng đến tính thẩm mỹ và đặc biệt nên tìm hiểu kỹ khi dùng những hình ảnh liên quan đến tín ngưỡng như nhà thờ, chùa chiền... Khi sử dụng hình ảnh văn hóa, tín ngưỡng của một nơi khác, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt, phải có một tư duy tỉnh táo, am tường văn hóa. Đối với một vấn đề, với đất nước này có thể được coi là sự tôn vinh nhưng với đất nước khác thì lại là sự không tôn trọng, bởi phong tục tập quán của mỗi nước khác nhau.

Việc nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi và quyết định thu hồi toàn bộ ấn phẩm Heritage tháng 11 của Vietnam Airlines cũng là việc làm kịp thời và đúng đắn để chấm dứt vụ tranh cãi. Đó là cách xử lý của tinh thần cầu thị và biết cách lắng nghe.

Theo VOV News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.