Vơi nỗi lo hàng Tết đội giá

GD&TĐ - Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, từ ngày 15/1, các đoàn công tác của Cục Quản lý giá thuộc Bộ đã bắt đầu đi kiểm tra và nắm tình hình công tác quản lý, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 tại một số địa phương. Đồng thời, công tác quản lý, bình ổn giá cả dịp Tết cũng đang được các địa phương rốt ráo thực hiện.

Vơi nỗi lo hàng Tết đội giá

Được biết đoàn sẽ đi kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; kế hoạch triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết.

Các đoàn sẽ nắm tình hình thực hiện công tác quản lý giá tại địa phương, công tác xây dựng, tiến độ ban hành văn bản quy định về quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn; việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá; tình hình xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, mức giá của các dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế giá thuộc thẩm quyền của địa phương.

Địa điểm kiểm tra là một số địa phương chưa ban hành các văn bản về quản lý Nhà nước về giá hoặc có chỉ số giá tăng cao trong năm 2017. Cụ thể, tại miền Bắc thực hiện kiểm tra các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Miền Trung: Bình Định, Gia Lai, Kon Tum. Miền Nam: TPHCM, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Thời gian dự kiến trong vòng 15 ngày, từ 15/1 đến 31/1.

Trước đó, trong tháng 11 và tháng 12/2017, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị bình ổn thị trường Tết, Bộ Giao thông Vận tải có công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhìn chung nguồn cung hàng hóa chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 khá dồi dào, đa dạng với mức giá hợp lý, các doanh nghiệp (DN) đã chủ động dự trữ hàng hóa và kết nối tiêu thụ hàng nông sản giữa các vùng miền trong cả nước. Sức mua của người dân dự báo không có nhiều biến động so với các năm trước.

Về phía các địa phương, mới đây, lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM đã đi thực tế tại một số DN để kiểm tra việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường cũng như kế hoạch tổ chức hàng hóa cung ứng cho mùa mua sắm cao điểm Tết Mậu Tuất 2018 sắp tới.

Tại Hà Nội, thông tin từ Sở Công Thương TP cho biết từ nay đến Tết Nguyên đán, cho biết sẽ tạo điều kiện cho DN tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại hệ thống các điểm bán hàng tổ chức các hội chợ Xuân, các chương trình khuyến mại. Tổ chức 150 chuyến bán hàng lưu động về khu vực nông thôn, ngoại thành Hà Nội, các khu công nghiệp, khu chế xuất…, chú trọng mở rộng mạng lưới điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Đồng thời, chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, Y tế, Công an Thành phố tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trong dịp Tết. Yêu cầu các DN xăng dầu, trung tâm thương mại, siêu thị, các DN bình ổn giá, đăng ký các điểm tổ chức bán hàng phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng khuyến khích các DN mở cửa bán hàng đến hết ngày 30 Tết và các điểm bán mở cửa bán hàng trở lại phục vụ nhân dân trong các ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc nghiên túc của các bộ, ban ngành, các cơ quan chức năng tại các địa phương, người dân cả nước có thể kỳ vọng kịch bản khan hàng sốt giá mỗi dịp Tết đến Xuân về sẽ không tái diễn, hay ít nhất là sẽ được giảm thiểu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.