Vợ nhất quyết li hôn ngay trong tuần trăng mật vì lí do không giiống ai

Yêu nhau suốt 5 năm trời, vừa cưới nhau, chị đã đòi li hôn ngay trong tuần trăng mật vì lí do chẳng thể giống ai.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đòi li hôn ngay tuần trăng mật vì "vỡ mộng hôn nhân"

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu gia đình và giới gần đây, cả nước trung bình có trên 60.000 vụ ly hôn/năm, tỉ lệ 30%, tức là cứ 10 cặp vợ chồng kết hôn có tới 3 cặp li hôn. Và xu hướng này đang gia tăng ở cả thành phố, nông thôn.

Đáng lưu ý là 70% số vụ li hôn thuộc về các gia đình trẻ; trong đó 60% li hôn sau khi kết hôn từ 1 - 5 năm. Có những trường hợp cặp đôi chỉ cưới được vài tháng, thậm chí ngay sau ngày cưới đã li hôn vì vỡ mộng hôn nhân.

Nhiều năm công tác trong nghề luật, hỗ trợ pháp lí cho nhiều cặp đôi, luật sư Nguyễn Hưng (PGĐ Công ty Luật Hợp danh The Light, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) chia sẻ, có rất nhiều lí do để các cặp đôi trẻ đưa ra để li hôn khi còn "xanh".

Thường là họ sẽ cho rằng "không hợp nhau", mâu thuẫn quan điểm sống. Nhưng chung lại li hôn là tổng hòa của nhiều nguyên nhân, yếu tố âm ỉ rồi bùng phát bằng một sự việc nào đó quá sức chịu đựng của người trong cuộc.

Khi đến gặp luật sư, họ khóc lóc, vạch tội nhau không ngừng nghỉ. Thậm chí có những trường hợp cặp đôi quyết định đi đến li hôn mà lí do người ngoài cũng không thể tưởng tượng nổi.

Anh nhớ mãi cặp vợ chồng của anh Quân – chị Hoài (nhân vật đã thay đổi tên). Người vợ nhất quyết đòi li hôn ngay trong tuần trăng mật khiến anh nhớ mãi.

Vợ chồng anh Quân yêu nhau mặn nồng 4 năm. Khi cưới về chưa lâu, chị Hoài vội vã đòi chia tay vì "vỡ mộng hôn nhân".

Khi nghe chia sẻ mới biết được rằng, chị Hoài tính vốn lãng mạn, thích đọc tiểu thuyết ngôn tình. Chị luôn nghĩ rằng, hôn nhân là đỉnh cao của tình yêu và điều đó khiến cho tình yêu thăng hoa hơn. Bởi vậy mà cưới về, chị chỉ ở nhà lo việc gia đình, đọc truyện lãng mạn... Còn anh Quân bận rộn với công việc.

Khi thấy chồng đi sớm về khuya, chị mặt nặng mày nhẹ trách anh không còn quan tâm chị như ngày xưa nữa. Chồng như người khác, hôn nhân mệt mỏi khi thấy anh sau xỉn do phải tiếp khách. Chị khó chịu, hục hặc, cáu nhau loạn xạ lên.

Sau những sự việc này, chị Hoài rơi vào tuyệt vọng với hôn nhân. Chị cứ nghĩ rằng hôn nhân sẽ là "màu hồng" chứ không phải một "màu xám" như vậy. Hai lần chị Hoài khóa trái cửa, cắt tay tự tử trong phòng. Rồi trong một lần khác, chị lại leo lên ban công đòi kết liễu đời mình và may mắn có người phát hiện kịp thời.

Dù vợ chồng chị Hoài đã có quãng thời gian yêu nhau lâu nhưng lại không thấu hiểu thực sự về con người của nhau. Cảm thấy ngột ngạt, thất vọng, chị nhất quyết đòi li hôn dù đang trong tuần trăng mật. Hai vợ chồng sau còn chẳng thèm chạm mặt nhau.

Không ít người như chị Hoài nghĩ hôn nhân là tận hưởng cuộc sống, đến khi cưới mới "vỡ mộng toàn tập". Kết thúc của những mối mâu thuẫn ấy là các trận cãi vã, xô xát, li hôn nhanh chóng.

Làm gì tránh "vỡ mộng" khi về sống chung

Từng gỡ rối tâm lý cho nhiều cặp đôi, chuyên gia tư vấn tâm lý Hồng Hương cho rằng, trường hợp như vợ chồng chị Hoài là minh chứng của hội chứng khủng hoảng hậu kết hôn. Không phải chỉ những cặp đôi "yêu nhanh, cưới vội" gặp phải mà ngay cả những người từng có tình cảm bền chặt với nhau.

Khi yêu nhau mọi người thường thiên về cảm xúc lãng mạn, dễ ảo tưởng về hôn nhân nên có thể "vỡ mộng" nếu vấp vào các vấn đề thực tế lúc sống chung. Có những người khi yêu lại chỉ nhìn ở bề ngoài mà quên đi tìm hiểm "thực sự" về nhau.

Theo các chuyên gia, có 3 điều thiếu mà dễ khiến các cặp đôi dễ rơi vào khủng hoảng mới cưới:

- Kiến thức về giới, tâm lý, khác biệt của hai giới nên dễ rơi vào thất vọng người bạn đời.

- Kỹ năng sống chung như kỹ năng lắng nghe, bày tỏ, nhường nhịn… Vợ chồng cãi nhau bất kể ai thắng vẫn thua vì việc khăng khăng giữ ý mình, chỉ trích người khác chỉ làm tổn thương nhau.

- Thứ 3 là tài chính. Sự thiếu thốn lúc sống chung dễ dẫn tới thất vọng, chán nản.

Bởi vậy ngoài tình yêu, các cặp đôi khi quyết định tiến đến hôn nhân cần trang bị kiến thức, kỹ năng, tài chính vững chắc. Khi có nền tảng tốt chính là khi hai người trẻ đã có khả năng sống độc lập nhưng chọn chung sống với nhau.

Các chuyên gia nhấn mạnh, chìa khóa hôn nhân hạnh phúc nằm ở việc mỗi người nên biết tôn trọng khác biệt. Hai người đến từ hai gia đình yêu nhau có hoàn cảnh, cách giáo dục, nếp sống... thường khác biệt và để dung hòa cần phải biết chấp nhận cái khác đó. Đừng lấy cái tôi của mình làm hệ quy chiếu.

Theo Gia đình & Xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.