Vĩnh Phúc thành lập thêm một Bệnh viện dã chiến

GD&TĐ - Cơ sở cũ của Bệnh viện Sản – Nhi Vĩnh Phúc (địa chỉ tại phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên) vừa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chuyển làm Bệnh viện dã chiến số 2 với quy mô 200 giường bệnh.

Cơ sở cũ của Bệnh viện Sản-Nhi Vĩnh Phúc được dùng làm Bệnh viện dã chiến số 2
Cơ sở cũ của Bệnh viện Sản-Nhi Vĩnh Phúc được dùng làm Bệnh viện dã chiến số 2

Theo quyết định số 2289 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện dã chiến số 2 được thành lập với chức năng tổ chức thu dung, điều trị, cách ly người bệnh dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Dã chiến số 2 tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng cơ sở, hạ tầng của Bệnh viện Sản - Nhi (cơ sở cũ). Đồng thời, được đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua hoặc trưng dụng trang thiết bị y tế, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm hoặc tạm ứng tại Bệnh viện Sản - Nhi và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Ngoài ra, bệnh viện cũng có thể  trưng dụng trang thiết bị từ các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh để đảm bảo hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh.

Về cơ chế hoạt động, Bệnh viện Dã chiến số 2 chịu sự chỉ đạo toàn diện của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh viện Sản - Nhi là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành hoạt động chuyên môn. Bệnh viện Dã chiến số 2 được sử dụng con dấu của Bệnh viện Sản - Nhi để giao dịch, được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc để hoạt động.

Bệnh viện Dã chiến số 2 tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ tổ chức thường trực, cấp cứu, thu dung, điều trị triệt để người bệnh dương tính với SARS-CoV-2 gây ra theo phân tuyến điều trị tại địa phương. Qua đó giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, triển khai cách ly, điều trị, quản lý ca bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người nhà người bệnh và cộng đồng theo quy định.

Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 20/8, Vĩnh Phúc không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh có 234 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.