Vĩnh Phúc tập trung chấn chỉnh tình trạng học sinh vi phạm qui định trật tự an toàn giao thông

GD&TĐ - Tình trạng học sinh vi phạm các qui định về trật tự ATGT tại Vĩnh Phúc đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, cần phải có sự phối hợp mạnh mẽ của gia đình và nhà trường để nhắc nhở, đảm bảo an toàn cho các em.

Lực lượng CSGT tăng cường xử lý các trường hợp học sinh vi phạm qui định về trật tự ATGT
Lực lượng CSGT tăng cường xử lý các trường hợp học sinh vi phạm qui định về trật tự ATGT

Những con số đáng báo động

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) – Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, những tháng đầu năm 2022, sau khi có Nghị quyết số 128 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hoạt động giao thông vận tải đã được phục hồi. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

Trước thực trạng trên, ngày 1/4, Phòng PC08 đã có văn bản chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm TTATGT tại các cổng trường học trên địa bàn tỉnh, thời gian 1 tuần (từ ngày 4/4 đến hết ngày 10/4).

Học sinh điều kiển xe gắn máy trên 50cc đến trường
Học sinh điều kiển xe gắn máy trên 50cc đến trường

“Lực lượng CSGT đã tổ chức tuần tra kiểm soát tất cả các tuyến đường gần các trường học trên địa bàn, vào khung giờ cao điểm như thời gian học sinh đến trường và giờ tan học. Tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT liên quan đến học sinh khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Trong tuần kiểm tra này, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 344 trường hợp học sinh và 11 trường hợp phụ huynh học sinh vi phạm TTATGT. Các huyện có số trường hợp vi phạm nhiều nhất là Bình Xuyên (62 trường hợp), Sông Lô (53), Vĩnh Yên (51), Phúc Yên (42). Các lỗi vi phạm thường gặp ở học sinh đó là điều khiển xe gắn máy trên 50cc không có bằng lái, xe không lắp gương chiếu hậu, điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm…” – Lãnh đạo Phòng PC08 thông tin thêm.

Cần sự phối hợp mạnh mẽ

Nhằm chấn chỉnh tình trạng học sinh vi phạm các qui định về trật tự ATGT, ngày 14/4, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2022. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), học sinh (HS) trong các đơn vị, trường học.

Đồng thời, bổ sung thông tin, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBQL, GV; trang bị cho HS kiến thức pháp luật về TTATGT. Từ đó, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các nhà trường. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp, phụ huynh HS trong công tác tuyên truyền, giáo dục TTATGT cho học sinh.

Học sinh điều khiển xe máy điện vi phạm qui định về trật tự ATGT
Học sinh điều khiển xe máy điện vi phạm qui định về trật tự ATGT

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Phạm Khương Duy – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết: Các hoạt động tuyên truyền TTATGT tại kế hoạch lần này hướng tới chủ đề năm do Ban an toàn giao thông tỉnh phát động là: “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học phải tổ chức quán triệt, phổ biến đầy đủ các nội dung, yêu cầu đảm bảo TTATGT tới 100% CBQL, giáo viên và học sinh.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục TTATGT tại đơn vị, nhà trường. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục TTATGT của các đơn vị, trường học phải được tổ chức khoa học, an toàn, thiết thực và hiệu quả. Tổ chức giáo dục cho học sinh kiến thức pháp luật về TTATGT bằng cách tích hợp vào các giờ dạy chính khóa và thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất cho tuyên truyền TTATGT cũng được Sở GD&ĐT triển khai như: Thiết kế hệ thống Pano, khẩu hiệu tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục; cung cấp các sách, tài liệu tuyên truyền; cung cấp mô hình, thiết bị giáo dục an toàn giao thông để phục vụ giảng dạy.

Có thể thấy rằng, để xảy ra tình trạng học sinh vi phạm các qui định về trật tự ATGT thì trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà còn là của các bậc phụ huynh. Do đó, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là hết cần thiết để giảm thiểu tai nạn, hình thành thói quen tốt, giúp các em được an toàn từ nhà đến trường.

“Ngành GD&ĐT phối hợp với các ngành liên quan như: Công an tỉnh, Ban ATGT tỉnh, tổ chức rà soát nội dung giảng dạy pháp luật về TTATGT trong các môn Giáo dục công dân (cấp THCS, THPT), môn Tự nhiên - Xã hội (bậc Tiểu học); tổ chức biên soạn bổ sung các nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT phù hợp với lứa tuổi; hướng dẫn các đơn vị, trường học dạy tích hợp vào các giờ chính khóa.

Trong năm học, mỗi trường phổ thông tổ chức ít nhất 1 buổi ngoại khóa hướng dẫn Luật giao thông đường bộ cho 100% cho CBQL, GV, HS. Giao Tổ công tác hoạt động pháp chế của trường xây dựng nội dung, chương trình tư vấn, giúp cán bộ, học sinh, sinh viên các vấn đề liên quan đến TTATGT; phối hợp với các đoàn thể của trường và các cơ quan liên quan thực hiện tư vấn và tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành TTATGT của học sinh. Khuyến khích các nhà trường tổ chức Hội thi (cuộc thi) về TTATGT cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa hoặc thi viết

Cùng với đó, Sở sẽ phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp, bậc học về TTATGT”- Phó GĐ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Phạm Khương Duy nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...