Vĩnh Phúc: Hơn 1.300 người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4

GD&TĐ - Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho những người đủ điều kiện tiêm chủng tại 100% xã, phường, thị trấn.

Hơn 1.300 người tại Vĩnh Phúc đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4.
Hơn 1.300 người tại Vĩnh Phúc đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát nhưng Vĩnh Phúc luôn chủ động sẵn sàng các phương án phòng chống dịch, không chủ quan trước nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong đó, việc triển khai tiêm mũi 4 là rất cần thiết giúp tăng cường miễn dịch cho những người đã được tiêm chủng, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao gồm: Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, những người từ 50 tuổi trở lên, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp và các đối tượng khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Vắc xin sử dụng để tiêm mũi 4 gồm: Vắc xin Mrna (Pfizer hoặc Moderma), AstraZeneca, vắc xin cùng loại với mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3). Tính đến hết ngày 14/6 đã có hơn 1.300 người dân được tiêm mũi 4.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, khoảng cách tiêm mũi 4 ít nhất là 4 tháng sang khi tiêm mũi 3. Riêng đối với người đã mắc Covid-19, sau khi được tiêm mũi 3 thì sẽ trì hoãn tiêm chủ 3 tháng tính từ ngày mắc Covid-19.

Giống như nhiều loại vắc xin khác, những người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ và đúng hạn sẽ được bảo vệ tốt nhất. Đặc biệt với nguy cơ xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV2 và sự giảm dần khả năng bảo vệ sau tiêm của vắc xin theo thời gian thì liều tiêm nhắc lại rất cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.