Viết tiếp câu chuyện truyền cảm hứng trong năm mới

GD&TĐ - Nhiều lớp học được xây dựng từ tấm lòng quan tâm đến giáo dục đã góp phần cải thiện điều kiện dạy - học ở các thôn bản xa xôi, hẻo lánh. 

Cô Trà Thị Thu và học sinh điểm trường Tắk Pổ trong lễ khai giảng năm học 2019 - 2020. (Ảnh: NVCC)
Cô Trà Thị Thu và học sinh điểm trường Tắk Pổ trong lễ khai giảng năm học 2019 - 2020. (Ảnh: NVCC)

Tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng

Sinh viên Lê Minh Bảo Châu - chuyên ngành Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: NVCC).

Sinh viên Lê Minh Bảo Châu - chuyên ngành Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: NVCC).

Là sinh viên sư phạm, điều Lê Minh Bảo Châu – SV K71, chuyên ngành Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội"ước ao" nhất là lĩnh hội thêm thật nhiều tri thức, trước hết là để cải thiện bản thân, nâng cấp trí tuệ qua những trải nghiệm thực tế, để rồi từ đó xây dựng cho mình một hành trang thật vững chắc, sinh động chứ không "sách vở". Những thứ đó đều là những hạt ngọc để trau dồi chuyên môn, sự sáng tạo trong sự nghiệp trồng người sau này.

Những ngày cuối năm, tôi và các bạn cùng thực hiện dự án thiện nguyện nhỏ, kêu gọi quyên góp từ người xung quanh để gây quỹ, mua sắm thực phẩm thiết yếu để trao tặng cho các hoàn cảnh khó khăn ở thành phố Đà Nẵng. Nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn, vất vả mưu sinh, tôi càng hiểu những điều mà mình cần cố gắng thực hiện, để có thể giúp đỡ, đóng góp hơn cho cộng đồng.

Năm mới Tết sang, tôi ước mọi người mọi nhà đều có nhiều niềm vui, sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Với cá nhân, tôi “ước” mình có thể thực hiện thật tốt những kế hoạch, đạt được mục tiêu đã đề ra!

“Mùa xuân sang ta chúc nhau

Năm mới đến mong bao người

Hạnh phúc ơi xin bay về

Xoá tan bao buồn lo âu”.

Mong đường đến trường của thầy cô giáo vùng cao bớt gập ghềnh

Anh Nguyễn Trần Vỹ - Chủ nhiệm CLB Kết nối Nam Trà My, đạt giải Nhân vật ấn tượng, giải Báo chí vì sự nghiệp giáo dục năm 2022 chia sẻ: Trong hai năm qua, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, tuy nhiên, các CLB, đội nhóm thiện nguyện trong cả nước và cả ở nước ngoài vẫn duy trì nhiều hoạt động hướng tới học sinh và thầy cô giáo ở vùng khó, trong đó có Nam Trà My (Quảng Nam). Nhiều đội nhóm vẫn tiếp tục công việc xây cầu, trường học… ở những thôn, nóc có địa hình hiểm trở.

Thầy Nguyễn Trần Vỹ - Chủ nhiệm CLB Kết nối Nam Trà My (thứ 2 từ trái sang) nhận giải Nhân vật ấn tượng, Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục năm 2022. (Ảnh: Báo GD&TĐ).

Thầy Nguyễn Trần Vỹ - Chủ nhiệm CLB Kết nối Nam Trà My (thứ 2 từ trái sang) nhận giải Nhân vật ấn tượng, Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục năm 2022. (Ảnh: Báo GD&TĐ).

Từ những hoạt động này, học sinh được học tập ở môi trường giáo dục tốt hơn. Những ngôi trường ở các điểm thôn đã khang trang, ấm cúng. Ở Nam Trà My, chỉ có điểm trường mà đường vào còn phải đi bộ mới còn trường gỗ. Điểm trường chỉ cần đi xe máy vào được, các CLB đội nhóm, nhà hảo tâm đã xây dựng hoặc có kế hoạch tài trợ để góp phần kiên cố hóa trường lớp. Cùng với xây trường, đội nhóm cũng đồng thời trang bị thêm cả đồ dùng, đồ chơi, tủ sách… cho lớp học.

Bữa ăn cho học sinh ở các điểm trường thôn hiện có nhiều chương trình như Bữa ăn yêu thương, Bữa cơm miền núi, Nuôi em… hỗ trợ. Học sinh có nguy cơ bỏ học vì không được ăn trưa ở trường, phải theo bố mẹ lên rẫy gần như không còn. Chương trình Nuôi em Quảng Nam – Đà Nẵng đang có kế hoạch xây dựng nhà ăn, mái che, nơi sinh hoạt, vui chơi cho học sinh ở các điểm trường lẻ.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn trăn trở vì điều kiện dạy học, đời sống của nhiều thầy cô giáo vùng cao còn khó khăn, nhất là những giáo viên dạy hợp đồng hoặc mới vào biên chế. Có những thầy cô phải trèo đèo, lội suối, đi bộ 7-8 tiếng đồng hồ mới đến được điểm trường dạy học.

Vì vậy, chúng tôi mong muốn và kỳ vọng, thời gian tới, bên cạnh những nguồn lực hỗ trợ cho học sinh, sẽ có thêm sự hỗ trợ cho thầy cô giáo vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang thầm lặng 3 cùng với bà con các thôn bản hẻo lánh. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nhiều giáo viên thiếu cả phương tiện đi lại cũng như hỗ trợ dạy học như xe máy, máy vi tính.

Cuối năm 2022, CLB Kết nối Nam Trà My phối hợp với CLB tình nguyện trẻ Đà Nẵng cùng khởi động chương trình Tri ân thầy cô giáo vùng cao. 6 chiếc xe gắn máy và máy vi tính đã qua sử dụng được gửi tặng đến thầy cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như sự tri ân những cống hiến thầm lặng của người gieo hạt. Chúng tôi mong chương trình nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của những tấm lòng thiện nguyện để đạt được mục tiêu tặng 100 xe gắn máy và máy vi tính cho nhà giáo vùng cao còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Hiện CLB Kết nối Nam Trà My vẫn kêu gọi nguồn lực để có thể làm đường, ít nhất là để thầy cô giáo và bà con thôn bản có thể đi lại bằng xe gắn máy, không phải đi bộ theo lối mòn nhỏ hẹp trong rừng sâu nữa. Đã có 2 đoạn đường đến điểm trường Lang Lương và Răng Chuỗi của Trường PTDTBT Trà Tập được triển khai theo mô hình này.

Chúng tôi vận động kinh phí để hỗ trợ các dụng cụ mở đường; chính quyền xã hỗ trợ thêm kinh phí để lo bữa ăn trưa cho bà con. Có đường đi bằng xe máy sẽ kéo theo nhiều thay đổi. Rau rừng, măng rừng, chuối của bà con không phải gùi bộ gần nửa ngày đường ra xã để bán nữa mà được chở đi bằng xe máy. Con em đi học cũng thuận tiện hơn. Thầy cô giáo cũng bớt vất vả trong hành trình gieo chữ.

Thêm nhiều điểm trường truyền cảm hứng như Tắk Pổ

Như một thói quen, khai giảng năm học nào, cô Trà Thị Thu – giáo viên Trường PTDTBT Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) – đạt giải Nhân vật ấn tượng, giải Báo chí vì sự nghiệp giáo dục năm 2020 cũng chụp cho cả cô và trò để làm kỷ niệm. Tôi không nghĩ, bộ ảnh về lễ khai giảng năm học 2019 – 2020 rất giản dị, đơn sơ của chúng tôi ở điểm trường Tắk Pổ đã gây chú ý với cộng đồng mạng.

Cô giáo Trà Thị Thu - giải Nhân vật ấn tượng, Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục năm 2020. (Ảnh: NVCC).

Cô giáo Trà Thị Thu - giải Nhân vật ấn tượng, Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục năm 2020. (Ảnh: NVCC).

Câu chuyện gắn liền với Tắk Pổ đã truyền cảm hứng tích cực đến nhiều người và ngôi trường, con đường đến làng Tắk Pổ cũng được hoàn thiện. Cuối năm 2022, công trình xây dựng kiên cố cho điểm trường với tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỉ đồng từ sự hỗ trợ của Cộng đồng cựu sinh viên Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITAA-VN), ngân sách của huyện Nam Trà My và các nguồn hỗ trợ khác đã khánh thành. Đây là kết ngọt ngào cho câu chuyện truyền cảm hứng. Chúng tôi luôn kỳ vọng, đây là bước đệm để các em vẽ lên một tương lai tươi sáng cho bản thân mình và bản làng của đỉnh núi Ngọc Linh quanh năm mây phủ.

Từ câu chuyện của điểm trường Tắk Pổ, tôi mong thêm nhiều điểm trường lẻ khác cũng được đầu tư xây dựng khang trang và vững chãi hơn từ sự hỗ trợ của các tấm lòng quan tâm đến giáo dục. Mong các cấp tạo điều kiện làm thêm những con đường đến trường để thầy cô giáo, học sinh đỡ vất vả, bà con nhân dân thuận lợi phát triển kinh tế... Mong có thêm những ưu đãi, chính sách hỗ trợ cho giáo viên…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.