Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục

GD&TĐ - Từ ngày 18-22/5/2015, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015 tại Inchon với nội dung chính về vai trò của giáo dục đối với phát triển bền vững và ký Bản ghi nhớ về hợp tác với Bộ Giáo dục Hàn Quốc.

Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục
Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục ảnh 1Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục ảnh 2Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục ảnh 3Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục ảnh 4Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục ảnh 5Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015: Phát triển bền vững và vai trò của giáo dục ảnh 6
Diễn đàn giáo dục thế giới 2015 (WEF) do Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chủ trì khai mạc ngày 19/5 tại Hàn Quốc là sự kiện lớn nhất về giáo dục trên thế giới với mục đích thảo luận quan điểm chung về các mục tiêu của giáo dục trong chương trình nghị sự phát triển 2015, những mục tiêu sẽ được thông qua bởi các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 9 năm 2015. 

Đây là lần thứ ba Diễn đàn giáo dục thế giới được tổ chức, hai lần trước là vào năm 1999 tại Thái Lan và năm 2000 tại Sê-nê-gan. Dự lễ khai mạc năm nay có khoảng 1.500 người, với sự có mặt của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim, Bộ trưởng và Thứ trưởng Giáo dục của hơn 150 nước, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ.

Diễn đàn bao gồm bốn phiên họp toàn thể, các buổi thảo luận theo sáu chủ đề và 20 cuộc họp các tiểu ban. Với chủ đề "Giáo dục thay đổi cuộc sống", diễn đàn năm nay đã thảo luận về một số vấn đề tiêu biểu, gồm bình đẳng và hội nhập trong giáo dục, giáo dục chất lượng và học tập suốt đời. 

Những nội dung được nhất trí sau bốn ngày được tổng hợp trong "Tuyên bố Incheon" gồm những phương hướng và mục tiêu phát triển giáo dục thế giới trong 15 năm tới, cụ thể là đảm bảo người dân toàn thế giới đều có cơ hội được học hành có chất lượng và bình đẳng suốt đời. 

Để đạt được mục tiêu này, Tuyên bố Incheon cũng đưa ra những nội dung chi tiết gồm quy định thời gian học bắt buộc tối thiểu là chín năm, đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục miễn phí có chất lượng và xúc tiến học tập suốt đời thông qua tận dụng những thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông.

"Tuyên bố Incheon" được công bố vào ngày 21/5 và sau đó Kế hoạch hành động vì những mục tiêu nói trên dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 9 tới, đưa vào Chương trình nghị sự sau năm 2015 (POST 2015) của Liên hợp quốc.

Việt Nam được mời tham dự Diễn đàn và chia sẻ về giáo dục Việt Nam tại các cuộc thảo luận chuyên đề. Tại diễn đàn, diễn giả OECD, WB đã nhiều lần nêu tên Việt Nam là một nước có những thành tựu về giáo dục đáng được thế giới ghi nhận thông qua đánh giá giáo dục toàn cầu của OECD. 

Qua những chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong phiên tọa đàm chuyên đề về giáo dục tiểu học và trung học có chất lượng, bạn bè thế giới đã nhìn nhận Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực để cải thiện những mặt còn hạn chế, luôn cập nhật, đề ra những chính sách, biện pháp đổi mới giáo dục để không ngừng đổi mới, cùng vận động, phát triển với giáo dục Thế giới.

Bên lề Diễn đàn giáo dục thế giới 2015 này còn có triển lãm giới thiệu chính sách giáo dục tại nhiều nước trên thế giới, trưng bày khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng trong giáo dục. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã tranh thủ gặp gỡ các đối tác hợp tác của Hàn Quốc về giáo dục, thăm mô hình lớp học mới dựa trên công nghệ thông tin. 

Cũng bên lề Diễn đàn, Thứ trưởng đã cắm cờ Việt Nam trên bản đồ thế giới, thể hiện sự hưởng ứng của chúng ta với sáng kiến “Bài học lớn nhất thế giới” (The World Largest Lesson). Bài học có mục tiêu giáo dục cho mọi người trên toàn cầu hiểu về các mục tiêu của phát triển bền vững và vai trò của giáo dục để đạt được những mục tiêu đó. 

Hiện nay đã có trên 75 nước trên thế giới ủng hộ sáng kiến này. Bộ Giáo dục của các nước này sẽ chọn các trường ở trong nước để thông báo và cung cấp các tài liệu giảng dạy cho giáo viên về Bài học lớn nhất của thế giới để giáo dục học sinh về các mục tiêu phát triển bền vững.

Kết thúc chuyến đi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết Bản ghi nhớ về Giáo dục với Thứ trưởng Gim Chaechun, thay mặt Bộ Giáo dục Hàn Quốc. 

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục giữa hai Bộ lần này sẽ tạo cơ sở để phát triển các chương trình, dự án hợp tác sắp tới giữa hai bên về tất cả các lĩnh vực của giáo dục, trong đó có việc phát triển dạy tiếng Hàn tại Việt Nam và dạy tiếng Việt tại Hàn Quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.