Việt Nam tăng 12 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

GD&TĐ - Báo cáo về Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017 (GII-2017) vừa được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), trường Đại học Cornell và Viện Nghiên cứu INSTEAD công bố chiều 15/6 cho biết, Việt Nam xếp hạng 47/127 quốc gia/nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước đến nay.

Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng GII-2017
Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng GII-2017

Bản báo cáo về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017 cho biết, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp hạng thứ nhất (từ vị trí số 3 năm 2016).

Trong khu vực bao gồm Đông Nam Á, Đông Á, và châu Đại Dương, Việt Nam xếp thứ 9. Còn trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan.

Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: Đầu ra tri thức và công nghệ, chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường, chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh, chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Tiến bộ đạt được ở hầu như tất cả các trụ cột của Báo cáo về Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017,  có thể nhìn nhận đó là kết quả chung của cả một quá trình phát triển của Việt Nam trong những năm qua., theo đó cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo.

Xếp hạng 47/127 quốc gia/nền kinh tế là thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được từ trước tới nay. Nếu tính theo chuẩn GDP, thì Việt Nam đạt kết quả cao hơn kỳ vọng.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, từ năm 2014 đến năm 2016, Chính phủ đã liên tục  ban hành các nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với những mục tiêu cụ thể gắn với các chỉ số đo đếm được theo các phương pháp chuẩn mực được thế giới công nhận.

Bằng việc thực hiện quyết liệt Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, lần đầu tiên Việt Nam định vị và đặt mục tiêu về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng toàn cầu, đồng thời xây dựng và thực hiện hệ chính sách tương ứng theo thông lệ quốc tế. Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể “Đến năm 2020, các chỉ số GII (theo đánh giá của WIPO) đạt trung bình ASEAN 5” (tức là đứng sau Singapore, Malaysia và đứng trên Thái Lan và một nước Đông Nam Á khác).

Việc thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong các bảng xếp hạng của quốc tế thời gian qua liên tục tăng cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam đang ngày được cải thiện và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh quốc gia cũng được nâng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.