Việt Nam sẽ có lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân mới

Tại hội nghị quốc tế chuyên đề về thiết kế, vận hành và ứng dụng lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân, ông Lê Đình Tiến - Thứ trưởng Bộ KH-CN cho biết Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng một lò nghiên cứu hạt nhân mới tại TP Đà Lạt.

TS Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam giới thiệu hiện trạng dự án Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận
TS Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam giới thiệu hiện trạng dự án Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia về hạt nhân đến từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các nước Nga, Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam tham dự.

TS Lê Đình Tiến - Thứ trưởng Bộ KH-CN nhấn mạnh: “Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ năng lượng hạt nhân, trong đó có một lò nghiên cứu hạt nhân mới tại TP Đà Lạt, và xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận. 

Qua hội nghị này, Việt Nam sẽ rút được bài học và kinh nghiệm khi thiết kế, vận hành và ứng dụng lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân mới một cách an toàn và hiệu quả”.

Ông V.A.Pershukov - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) chia sẻ về các đặc điểm thiết kế của lò nghiên cứu hạt nhân dự kiến được xây tại Đà Lạt (do Chính phủ Nga hỗ trợ tín dụng 500 triệu USD để xây dựng), cùng việc đào tạo các cán bộ có chuyên môn vận hành và sử dụng lò phản ứng nghiên cứu mới trong tương lai.

Tại hội nghị, các chuyên gia hạt nhân đến từ IAEA, Nga, Hàn Quốc và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm vận dụng lò phản ứng nghiên cứu vào hỗ trợ chương trình phát triển điện hạt nhân; nguyên tắc khi thiết kế hệ thống điều khiển và phòng hộ của lò phản ứng nghiên cứu. 

Đặc biệt, GS Ken Nakajima (Nhật Bản) chia sẻ ứng dụng của lò phản ứng nghiên cứu tại Nhật Bản và kiểm định độ an toàn của các lò phản ứng nghiên cứu sau sự cố Fukushima.

Theo Tin 247.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.