Việt Nam sản xuất thành công vắcxin cúm mùa và cúm H5N1

GD&TĐ - Hai loại văcxin thử nghiệm lâm sàng đều an toàn, đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Việt Nam sản xuất thành công vắcxin cúm mùa và cúm H5N1

Tối 21/9, Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Bé, Viện trưởng Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC), cho biết viện thử nghiệm lâm sàng thành công hai vắcxin sản xuất trong nước phòng cúm mùa và cúm A/H5N1. Hai vắcxin này bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 trên công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi. Từ năm 2017 đến nay, hai vắcxin trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Vacxin

Vắcxin cúm mùa được Việt Nam sản xuất thành công.

"Các kết quả thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy hai vắcxin này đều an toàn, có khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh", tiến sĩ Bé cho biết. Dự kiến năm tới, hai vắcxin được cấp phép lưu hành.

Vắcxin cúm mùa (IVACFLU-S) phòng 3 chủng virus H1N1, H3N2, B. IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ. Vắcxin dùng cho cả người lớn và trẻ em. Vắcxin thứ hai tên IVACFLY phòng chống cúm A/H5N1.

Các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu văcxin. Ảnh: Phước An

Chuyên gia trong phòng thí nghiệm nghiên cứu sản xuất vắcxin.

Theo tiến sĩ Bé, từ năm 2010, Tổ chức Quốc tế về Y tế Toàn cầu (PATH) đã hợp tác Bộ Y tế xây dựng kế hoạch dài hạn sản xuất và sử dụng vắcxin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, đăng ký vắcxin cúm. Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế cùng cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học, Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu sản xuất vắcxin từ công nghệ trứng gà có phôi.

Ngoài ra PATH cũng đang hỗ trợ Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 phát triển vắcxin H5N1 sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.