Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

GD&TĐ - Việt Nam đã nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân cho đại diện Ban thư ký LHQ. Ảnh: TTXVN
Đại sứ Nguyễn Phương Nga nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân cho đại diện Ban thư ký LHQ. Ảnh: TTXVN

Ngày 17/5, tại Trụ sở LHQ, TP. New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ đã nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân cho Tổng Thư ký LHQ.

Như vậy, Việt Nam là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước. Đến nay, Hiệp ước đã được 58 nước ký, 10 nước phê chuẩn và sẽ có hiệu lực khi được 50 nước phê chuẩn.

Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng vì lần đầu tiên có một điều ước quốc tế quy định cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Đặc biệt, Hiệp ước có quy định trách nhiệm của các nước tiến hành thử và sử dụng vũ khí hạt nhân phải hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng trong việc giúp đỡ nạn nhân và khắc phục hậu quả về môi trường.

Hiệp ước cũng có các điều khoản tạo điều kiện cho các nước có vũ khí hạt nhân sau này tham gia, nếu cam kết phá huỷ vũ khí hạt nhân.

Ngày 22/9/2017, trong khuôn khổ Phiên họp Cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 72, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước này. Việc sớm ký và phê chuẩn Hiệp ước đã thể hiện rõ chính sách nhất quán của Việt Nam vì hoà bình, ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dự án của Nhật Bảo và Tấn Đức đoạt giải Nhất tại Cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025. Ảnh: LHP

Dùng AI sáng tác nhạc đờn ca tài tử

GD&TĐ - Công nghệ số trở thành cầu nối truyền thống và hiện đại, góp phần lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa lâu đời trong thời đại số...

Hệ thống phòng không Patriot của Đức.

Khi chiếc nồi đã cạn

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố hiện Đức không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.

Tượng Alexander Đại đế tại Skopje, Macedonia.

Tìm thấy mộ của Alexander Đại đế?

GD&TĐ - Alexander Đại đế, thiên tài quân sự thế giới, qua đời tại Babylon vào năm 323 trước Công nguyên khiến đế chế hùng mạnh của ông sụp đổ.