Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới

GD&TĐ -Nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp (SOM 3) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan, chiều ngày 22/8, Đối thoại chính sách về Tăng cường sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm dưới sự chủ trì của PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã diễn ra tại TPHCM. 

Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và được xếp vào nước có tỉ lệ già hóa dân số cao nhất thế giới
Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và được xếp vào nước có tỉ lệ già hóa dân số cao nhất thế giới

Hội thảo ghi nhận sự tham gia của đông đảo các đại biểu đến từ 20 nền kinh tế thành viên APEC, lãnh đạo một số Bộ phụ trách về Y tế của các nền kinh tế thành viên, đại diện các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế (WB, WHO, UNFPA, UNDP, ADB), Ban Thư ký APEC quốc tế, , đại diện các tập đoàn hàng đầu thế giới, các tổ chức xã hội, các ban, ngành đoàn thể, các học giả, nhà nghiên cứu. Về phía Việt Nam có sự tham gia đông đảo của các ban, ngành, đoàn thể, các học giả, các nhà nghiên cứu…                        

Tại hội thảo,  Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh cho biết: già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên hành tinh hiện nay. Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người trên 60 tuổi.

Các đại biểu tại buổi Đối thoại chính sách về t8ang cường sức khỏe người cao tuổi tại TPHCM ngày 22/8
 Các đại biểu tại buổi Đối thoại chính sách về t8ang cường sức khỏe người cao tuổi tại TPHCM ngày 22/8

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số năm 2011, với tỉ lệ người cao tuổi trên 60 tuổi chiếm 10% dân số. Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam được các nhà khoa học trong nước và quốc tế dự báo thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2030, Việt Nam có gần 19 triệu người cao tuổi và năm 2050 là hơn 28 triệu người.

Phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số là một trong những trọng tâm ưu tiên của các nhà lãnh đạo APEC. Đối thoại chính sách y tế Thúc đẩy già hóa khỏe mạnh và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm là dịp để các nền kinh tế APEC cùng các đối tác phát triển của APEC, các nhà khoa học và những cá nhân, tổ chức quan tâm khác cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Hội thảo như một diễn đàn để các đại biểu bàn thảo, nhằm dựng lên bức tranh tổng thể của khu vực về các bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số và tìm kiếm những khuyến nghị chính sách phù hợp với luật pháp, điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi nền kinh tế thành viên cũng như của APEC nói chung, hướng tới một Châu Á-Thái Bình Dương khỏe mạnh, phát triển thịnh vượng, thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

Tại Hội thảo, ông Võ Thành Đông- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình đã trình bày về  “Tổng quan Già hóa dân số APEC và Khuyến nghị chính sách”.

Theo ông Nguyễn Thành Đông, già hóa dân số là một thành tựu của phát triển. Thế kỷ 21, đánh dấu thế kỷ đầu tiên già hóa của nhân loại. Mỗi giây có 2 người bước vào tuổi 60. 67% người  cao tuổi trên thế giới đang sống ở các nước đang phát triển; Châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khu vực có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới cùng với Châu Mỹ La tinh, vùng biển Caribbean và châu Phi.

Trong bài trình bày của mình, ông Đông đưa ra hai nhóm khuyến nghị chính sách chính gồm: Già hóa Dân số và Chăm sóc Y tế và  Phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi dựa vào gia đình và cộng đồng.

Người lớn tuổi tập thể dục buổi sáng tại TPHCM
 Người lớn tuổi tập thể dục buổi sáng tại TPHCM

Trong ngày 22/8, xuyên suốt cuộc họp, các đại biểu cũng đã lắng nghe nhiều tham luận  trình bày về các vấn đề:  “Tổng quan già hóa dân số APEC và khuyến nghị chính sách” gồm:

            1. “Phòng chống bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Bối cảnh của Việt Nam”.

            2. “Đối thoại chính sách y tế về Nâng cao sức khỏe người cao tuổi và Bệnh không lây nhiễm”.

            3. “Chiến lược trong khu vực và toàn cầu về tăng cường già hóa khỏe mạnh”.  

            4. “Già hóa dân số và Tăng trưởng bền vững - Con đường hướng tới một xã hội già hóa năng động” .

            5. “Dự án Quốc gia về dự phòng toàn diện đối với các bệnh không lây nhiễm ở Trung Quốc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ