Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

GD&TĐ - Biên bản ghi nhớ về việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao mở ra cơ hội xây dựng hệ thống giáo dục bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao ba biên bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam với tập đoàn Intel. Ảnh: Nhật Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao ba biên bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam với tập đoàn Intel. Ảnh: Nhật Bắc.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và đại diện Tập đoàn Intel đã trao biên bản ghi nhớ về việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao.

Theo biên bản ghi nhớ, hai bên thống nhất hỗ trợ xây dựng hệ thống giáo dục bền vững bằng cách mở rộng khả năng sẵn sàng kỹ thuật số và tiếp cận các giải pháp lớp học thông minh cho cán bộ quản lý trường học, giáo viên và học sinh để mang lại kết quả học tập tối ưu.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ thúc đẩy các sáng kiến để trao quyền cho sinh viên với các bộ kỹ năng, tư duy, bộ công cụ phù hợp và cơ hội sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và có trách nhiệm trong một thế giới được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Hai bên sẽ hỗ trợ khởi tạo và xây dựng hệ sinh thái và phát triển quan hệ đối tác để xây dựng các chương trình có tính quy mô và bền vững liên quan đến các sáng kiến thúc đẩy chương trình đào tạo mới cho lực lượng lao động sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh biên bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Intel, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chứng kiến lễ trao biên bản hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với tập đoàn Cadence Design Systems, Inc. về việc triển khai các hoạt động thúc đẩy năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm; biên bản hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia và Đại học bang Arizona về việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.