Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 271.409 người.
Trong ngày 10/7, cả nước có thêm 30.269 người tại 14 tỉnh, thành phố đã được tiêm vắc xin.
Cụ thể:
1- Hà Nội: 1.701
2- Thái Bình: 10
3- Ninh Bình: 117
4- Bắc Giang: 11.235
5- Bắc Ninh: 2.556
6- Quảng Ninh: 315
7- Nghệ An: 8.125
8- Quảng Trị: 347
9- Thừa Thiên Huế: 35
10- Khánh Hòa: 22
11- TP Hồ Chí Minh: 454
12- Tiền Giang: 2.433
13- Cần Thơ: 120
14- Bình Dương: 1.792
15- BV/Viện/Trường: 1.007.
Ngày 10/7, Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong công tác tiêm chủng luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng “tiêm đến đâu an toàn đến đó"…
Và một điều quan trọng là tiêm chủng trong chiến dịch là miễn phí.
Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc TS. BS. Phạm Quang Thái, nhấn mạnh rằng, việc tiêm phòng vắc xin này, hay bất cứ vắc xin nào thì tỉ lệ bảo vệ cũng không thể đạt 100%.
Đặc biệt, điều này liên quan tới vấn đề phòng nhiễm bệnh. Thực tế tiêm chủng nhiều năm qua ở Việt Nam cũng như thế giới, đã cho thấy rất nhiều trường hợp được ghi nhận bị nhiễm vi rút sau khi tiêm vắc xin, nhất là khi mới chỉ tiêm 1 mũi vắc xin.
Do không thể đảm bảo phòng nhiễm vi rút 100%, người được tiêm vẫn có thể nhiễm và là nguồn lây cho những người khác.
Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin, kể cả mũi 1 lẫn đủ 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Với Covid-19 hiện nay, đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế).