Mọi người dân đều được bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vắc xin

GD&TĐ - Thủ tướng khẳng định, để thực hiện Chiến lược vắc xin, chăm lo dài hạn cho sức khỏe của nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu để có đủ nguồn vắc xin hằng năm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 trên toàn quốc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 trên toàn quốc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hôm nay (10/7), Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm  vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả người dân trên 18 tuổi. Chiến dịch diễn ra từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022.

Phát biểu tại buổi lễ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh dẫu phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng càng khó khăn gian khổ chúng ta lại càng phải đoàn kết thống nhất phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau quyết tâm, trên dưới một lòng để thực hiện thành công Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Nhấn mạnh mục tiêu của Chiến lược vắc xin là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng, Thủ tướng nêu rõ để đạt mục tiêu đó chúng ta phải thực hiện được việc có đủ vắc xin cho nhân dân từ nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước. Và mọi người đều bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vắc xin.

"Có vắc xin rồi, chúng ta phải thực hiện tiêm tiêm chủng miễn phí cho nhân dân đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Trong mấy tháng vừa qua là giai đoạn khởi đầu tích lũy và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để chúng ta triển khai tiêm chủng trên diện rộng, và hôm nay chúng ta chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử.

Điều này đã được Bộ Y tế và các bộ ngành chuẩn bị để triển khai hiệu quả. Dự kiến, chúng ta sẽ tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022", Thủ tướng thông tin.

Sự ra đời của Quỹ  vắc xin phòng chống COVID-19 đã nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân va cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và các bạn bè quốc tế, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc chống đại dịch. Tính đến nay, Quỹ đã nhận được hơn 8.000 tỷ đồng và đang sử dụng để mua  vắc xin phục vụ nhân dân.

Trong thời gian qua, nguồn cung  vắc xin khan hiếm và nước ta thực hiện các biện pháp chống dịch hiệu quả cho nên không thuộc quốc gia được ưu tiên cung cấp  vắc xin. Với sự nỗ lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Bộ ngành liên quan trong thực hiện ngoại giao vaccine, nhất là việc nhập khẩu nhanh nhất, nhiều nhất có thể, chúng ta đã có cam kết, viện trợ, ký hợp đồng cung ứng hơn 100 triệu liều trong năm 2021.

Việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước cũng đang đạt được những bước tiến rất tích cực, tiềm năng. Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện đã tiêm chủng được khoảng 4 triệu liều  vắc xin.

Mọi người dân đều được bình đẳng, công bằng trong tiếp cận  vắc xin

Theo Thủ tướng, việc sử dụng  vắc xin trong thời gian qua đã nhận được sự đồng lòng, chia sẻ của nhân dân. Những liều  vắc xin đầu tiên về Việt Nam được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Vaccine được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả.

“Tôi đã cảm nhận được tình người sâu sắc bằng sự cảm thông của đồng bào dành cho nhau. Nhiều người chia sẻ mong muốn trong lúc này  vắc xin chưa có nhiều, hãy dành cho đồng bào ở những nơi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp để tiêm trước mà không so bì tính toán, thể hiện tình đồng chí, đồng bào nồng nhiệt, ấm cúng, tình cảm tương thân tương ái của dân tộc ta. Đó là lý do tại sao những lô  vắc xin tháng trước đã được tập trung cho công nhân và nhân dân vùng dịch Bắc Ninh và Bắc Giang.

Và mấy hôm nay,  vắc xin được tập trung chuyển về tiêm cho nhân dân TP.HCM và một số tỉnh ở phía Nam”, Thủ tướng bày tỏ. Ngay trong hôm nay, sẽ có 1,5 triệu liều  vắc xin được chuyển vào TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.

Mục tiêu của Chiến lược  vắc xin là tiêm miễn phí hằng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng trên cả nước. Để đạt mục tiêu đó, chúng ta phải thực hiện được việc có đủ  vắc xin cho nhân dân từ nguồn nhập khẩu và tự sản xuất trong nước. Mọi người đều bình đẳng, công bằng trong tiếp cận  vắc xin.

Thủ tướng yêu cầu, khi đã có  vắc xin, phải thực hiện tiêm chủng miễn phí cho nhân dân đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mấy tháng vừa qua là giai đoạn khởi đầu tích lũy và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để chúng ta triển khai tiêm chủng trên diện rộng.

Để thực hiện Chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, phải tổ chức điều phối tiêm thật tốt. Trong đó, Bộ Y tế là nòng cốt phối hợp với các Bộ ngành, các địa phương có liên quan, đặc biệt là lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức tiêm khoa học, đúng quy trình, hiệu quả. Đặc biệt trong thời gian tới, lượng vaccine về nhiều, cần xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối, triển khai tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho nhân dân.

Thủ tướng khẳng định, để thực hiện Chiến lược  vắc xin, chăm lo dài hạn cho sức khỏe của nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu để có đủ nguồn  vắc xin hằng năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.