Việt Nam chủ trì 4 cuộc thảo luận quan trọng tại Hội đồng Bảo an trong tháng này

Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...

Đại sứ Đặng Đình Quý chủ trì Họp báo quốc tế trên cương vị đại diện nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 1/4 - Ảnh: Bộ Ngoại giao
Đại sứ Đặng Đình Quý chủ trì Họp báo quốc tế trên cương vị đại diện nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 1/4 - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Ngày 1/4, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021. Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. 

Trong buổi sáng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua chương trình làm việc tháng 4/2021 do Việt Nam đề xuất. Theo đó, dự kiến Hội đồng Bảo an sẽ có 15 cuộc họp công khai, 10 cuộc họp kín thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế như tình hình Trung Đông, Syria, Libya, Yemen, Sudan, Nam Sudan, Mali, khu vực Hồ Lớn, Tây Sahara, Colombia, Kosovo. Các cơ quan trực thuộc của Hội đồng Bảo an cũng sẽ có nhiều cuộc họp trong tháng. 

Đặc biệt, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã thông qua 4 hoạt động thảo luận mở do Việt Nam chủ trì thúc đẩy về các nội dung khắc phục hậu quả bom mìn (vào ngày 8/4), bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang (ngày 14/4), hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực (ngày 19/4) và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu  (ngày 27/4).

Chiều cùng ngày, nhằm thực hiện cam kết minh bạch hoá và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của các nước thành viên Liên hợp quốc trong khi thực hiện vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã giới thiệu chương trình làm việc đến các nước thành viên Liên hợp quốc ngoài Hội đồng Bảo an. 

Các nước gửi lời chúc mừng Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021, cảm ơn quan tâm và nỗ lực của Việt Nam trong đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an cũng như tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế. 

Các nước thành viên Liên hợp quốc cũng bày tỏ mong muốn Hội đồng Bảo an sớm tổ chức các cuộc họp trực tiếp để tạo cơ hội cho đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia vào thảo luận của Hội đồng Bảo an. 

Các nước cũng hoan nghênh các chủ đề thảo luận quan trọng được Việt Nam thúc đẩy trong tháng Chủ tịch 4/2021 và nhận định đây là các chủ đề đa dạng, đặt con người ở vị trí trung tâm và thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề xung đột, thúc đẩy hoà bình bền vững. 

Một số nước chúc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong tháng Chủ tịch tới đây tương tự như đã đảm nhiệm vào tháng Chủ tịch 1/2020. Với tư cách là một nước Ủy viên không thường trực, Việt Nam được tín nhiệm khi hai lần được đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong cùng một nhiệm kỳ.

Trong ngày đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã chủ trì Họp báo quốc tế trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an trực tiếp tại trụ sở Liên hợp quốc kết hợp trực tuyến. 

Buổi họp báo thu hút đông đảo phóng viên, đại diện các hãng thông tấn, báo chí thường trú tại Liên hợp quốc tham dự và 15 lượt câu hỏi về công việc của Hội đồng Bảo an, những ưu tiên của Việt Nam trong tháng Chủ tịch và tình hình một số điểm nóng ở các khu vực.

Theo vneconomy.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.