Phấn rôm được sản xuất từ khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Nhiều phụ nữ cho biết họ sử dụng phấn trẻ em giúp cho da trở nên mịn màng, mềm mại hơn.
Phấn rôm tác động đến phổiĐược biết, phấn rôm bao gồm nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Đây là một khoáng chất khai thác từ mỏ, có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước, điều chế thành dạng bột phấn. Bột talc được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, gạch men…
Khi trẻ hít phải quá nhiều bột phấn rôm sẽ gây ra tình trạng nghẽn đường thở, gây viêm và sưng phổi. Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn sẽ len lỏi vào tận phế nang của trẻ, hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn toàn nên tác động của phấn rôm sẽ nhanh chóng loại bỏ khả năng bảo vệ của khí quản.
Bên cạnh đấy, việc sử dụng phấn rôm còn có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với trẻ em như bệnh hô hấp. Khi trẻ hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi.
Với trẻ bị rôm do nóng, các mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng, tắm nước mát, giữ cho phòng bé thoáng mát và cho bé ăn các thực phẩm mát. Nếu dùng phấn rôm thì chọn những sản phẩm uy tín và chỉ nên bôi vào phần lưng, tay và chân, tuyệt đối không bôi vào vùng bụng dưới trở xuống, tránh hít phải bụi phấn.
Phấn rôm có thể gây ung thưĐối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, lớn hơn gấp 4 lần so với những trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có 1 bé lớn lên sẽ bị u ác tính ở buồng trứng.
Không nên dùng phấn rôm cho bé gái vì có thể gây ung thư buồng trứng
Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái.
Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng… Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới, bột phấn sẽ xâm nhập vào cơ thể và nhiễm vào đường âm đạo.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động của phấn rôm gây ung thư buồng trứng, nhưng họ vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của trẻ.