Việc quan trọng nhất là giúp hiệu trưởng phấn đấu đạt chuẩn

GD&TĐ - Đề xuất khung năng lực chức danh hiệu trưởng/phó hiệu trưởng với 5 tiêu chuẩn; 15 tiêu chí và 40 chỉ báo, GS.TS Nguyễn Đức Chính – nguyên Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội – chia sẻ hướng dẫn cụ thể giúp hiệu trưởng thực hiện từng bước để đạt từng chỉ bảo, tiêu chí, tiêu chuẩn.

Việc quan trọng nhất là giúp hiệu trưởng phấn đấu đạt chuẩn

Khung năng lực hiệu trưởng GS Nguyễn Đức Chính đề xuất được xác định bằng 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí, 40 chỉ báo. Những tiêu chuẩn chỉ rõ những lĩnh vực hiệu trưởng cần phấn đấu để đạt chuẩn.

“Nếu hiệu trưởng đạt chuẩn thì bản thân hiệu trưởng tiến bộ hơn, nhà trường cũng sẽ tiến bộ hơn, học sinh cũng như toàn xã hội cũng được thụ hưởng. Do vậy việc quan trọng nhất là giúp hiệu trưởng phấn đấu đạt chuẩn” – GS Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh.

Để làm việc này, theo GS Nguyễn Đức Chính, cần chỉ rõ những minh chứng cần được chuẩn bị để chứng tỏ từng chỉ báo, từng tiêu chí, tiêu chuẩn đã đạt được.

Minh chứng được hiểu là một sản phẩm và quá trình làm ra sản phẩm đó (một sản phẩm, ví dụ, bản kế hoạch chiến lươc trung hạn phát triển nhà trường mới là “vật mang minh chứng”. Quá trình xây dựng bản kế hoạch với các bước rõ ràng, sau mỗi bước đều có các sản phẩm trung gian (chứng tỏ bước đó đã hoàn thành) mới được xem là minh chứng.)

Bản hướng dẫn của GS Nguyễn Đức Chính sẽ giúp hiệu trưởng thực hiện từng bước để đạt từng chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn. Đồng thời giúp hiệu trưởng viết báo cáo tự đánh giá.

Trong báo cáo sẽ mô tả từng bước thực hiện các công việc để đạt từng chỉ báo, tiêu chí. Nếu tất cả các công việc đều được thực hiện tuần tự theo các bước, có các minh chứng kèm theo thì hiệu trưởng đạt chuẩn. Công việc nào, những bước nào chưa được thực hiện thì sẽ có kế hoạch thực hiện tiếp.

“Trong quản lí theo chuẩn thì chỉ có 2 mức: đạt và chưa đạt. Nếu chưa đạt thì sẽ hỗ trợ hiệu trưởng có kế hoạch làm nốt những phần việc còn lại để đạt chuẩn.

Cần nhắc lại rằng, hướng dẫn, hỗ trợ hiệu trưởng đạt chuẩn mới là mục đích cao nhất của việc ban hành chuẩn. Còn đánh giá chỉ nhằm giúp họ làm nốt những gì chưa làm để đạt chuẩn thôi” – GS Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh.

GS Nguyễn Đức Chính
GS Nguyễn Đức Chính

Dưới đây là đề xuất khung năng lực chức danh hiệu trưởng/phó hiệu trưởng của GS Nguyễn Đức Chính:

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Chỉ báo

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp và năng lực cá nhân

1.1. Phẩm chất chính trị

1) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước

2) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

3) Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường

1.2. Đạo đức nghề nghiệp

1) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, tâm huyết với nghề nghiệp

2) Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực

3) Đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường

1.3. Phát triển bản thân

1) Nắm vững sứ mạng, các giá trị cốt lõi và các chức năng cơ bản của giáo dục đại học trong xã hội hiện đại

2) Phong cách làm việc doanh nghiệp và chú trọng chất lượng

3) Truyền thông, giao tiếp có hiệu quả

Tiêu chuẩn 2: Năng lực quản trị chiến lược

2.1 Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường

1) Xây dựng: Sứ mạng, Tầm nhìn và các giá trị văn hóa của nhà trường. Mục tiêu tổng thể/chiến lược và định hướng các giải pháp thực hiện Chiến lược của nhà trường

2. Truyền đạt, tạo động lực để đội ngũ CBQL, giảng viên, nhân viên và người học sẵn sàng thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường.

3) Làm việc với cơ quan chủ quản và các bên liên quan để chắc chắn Sứ mạng, Tầm nhìn, Mục tiêu tổng thể/chiến lược của nhà trường được thống nhất, hiểu và chia sẻ rõ ràng.

2.2 Quản trị sự thay đổi

1) Nhận diện, định hướng và thiết lập quá trình thay đổi của Nhà trường

2) Lãnh đạo, khuyến khích đồng nghiệp cấp dưới thích nghi với thay đổi và giải quyết được các tác động xảy ra trong quá trình thay đổi.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ

3.1. Tổ chức bộ máy

1) Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược phát triển nhà trường và xu thế phát triển của giáo dục đại học

2) Xây dựng cơ chế làm việc, chính sách phát triển và ban hành các văn bản quản lý điều hành của Nhà trường

3.2. Quản trị nhân lực

1) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, đề án vị trí việc làm, cơ cấu lao động phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường

2) Tổ chức tuyển dụng, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, viên chức

3) Xây dựng và thực hiện chính sách tạo niềm tin, thu hút và động lực phát triển đội ngũ

4) Đào tạo và phát triển cấp dưới

Tiêu chuẩn 4: Quản trị thực hiện chức năng giáo dục đại học

4.1. Quản lý hoạt động đào tạo

1) Tổ chức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đảm bảo tính cập nhật, hiện đại và đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao

2) Xây dựng phương án và thực hiên tuyển sinh phù hợp với nhu câu xã hội và khả năng đảm bảo chất lượng của nhà trường

3) Tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác đúng quy định hiện hành và đảm bảo chất lượng đào tạo

4.2. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1) Tổ chức có hiệu quả hoạt động và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các dự án phát triển khoa học công nghệ

2) Đề xuất, tuyển chọn, tư vấn, phản biện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

3) Quản lý, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu và xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

4.3. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế

1) Tổ chức quản lý và triển khai các chương trình, dự án hợp tác quốc tế

2) Định hướng phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong các hoạt động đào tạo,nghiên cứu, trao đổi giảng viên, sinh viên

4.4. Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục

1) Tham gia kiểm định chất lượng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến các hoạt động của nhà trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

2) Xây dựng văn hóa chất lượng.

4.5. Quản trị tài chính

1) Thực hiện đúng chức trách của chủ tài khoản

2) Định hướng và xây dựng cơ chế phát triển nguồn lực tài chính cho nhà trường

3) Minh bạch các nguồn thu, khoản chi trong nhà trường

4.6 . Quản trị tài sản

1) Xây dựng cơ chế/quy định khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị - tài sản của Nhà trường

2) Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng trang thiết bị, tài sản của Nhà trường theo từng năm, từng giai đoạn.

Tiêu chuẩn 5:

Năng lực tạo lập các mối quan hệ và phát triển văn hóa nhà trường

1) Gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH

5.1. Phát triển mối quan hệ của nhà trường

2)Cung cấp và chia sẻ tri thức, kinh nghiệm NCKH chuyển giao công nghệ đểdịch vụ và phục vụ cộng đồng.

3) Phát triển các mối quan hệ với các cơ sở GD, các Hiệp hội của cơ sở giáo dục ĐH trong nước và quốc tế; các bên liên quan

5.2 Xây dựng văn hóa nhà trường

1) Xây dựng môi trường nhà trường thân thiện, hợp tác, an toàn

2) Xây dựng môi trường học thuật, môi trường văn hóa để nhà trường trở thành một tổ chức biết học hỏi của một tập thể trí thức trong xã hội hiện đại.

Xem hướng dẫn chuẩn bị minh chứng đáp ứng các chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn của GS Nguyễn Đức Chính TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.