Việc làm cho SV và phát triển GD gắn với thị trường lao động

GD&TĐ - Vấn đề việc làm cho sinh viên và đào tạo phát triển giáo dục gắn với thị trường lao động là một trong những hoạt động của Ngày hội việc làm.

Ngày hội việc làm 2023 tại trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế. (Ảnh: Đại Dương).
Ngày hội việc làm 2023 tại trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế. (Ảnh: Đại Dương).

Ngày 6/5, Trường Đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế tổ chức Ngày hội việc làm 2023 nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo, các công ty, doanh nghiệp tìm được nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của mình. Chương trình được tổ chức từ ngày 4 - 6/5, đây là lần lần thứ 10 liên tiếp sự kiện này được tổ chức.

Ngày hội việc làm thu hút hàng trăm sinh viên tham gia.

Ngày hội việc làm thu hút hàng trăm sinh viên tham gia.

37 công ty, doanh nghiệp tuyển dụng 2700 việc làm

Với chủ đề “Việc làm hôm nay – Tươi sáng ngày mai", ngày hội năm nay đã thu hút hơn 37 công ty, doanh nghiệp về tuyển dụng với hơn 2.700 vị trí việc làm và có 5 doanh nghiệp tuyển dụng với số lượng không giới hạn. Trong khi đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ hơn 1.000 sinh viên, như vậy trung bình mỗi sinh viên tốt nghiệp có đến có 2,7 cơ hội việc làm. Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp là rất lớn.

Hơn 37 công ty, doanh nghiệp tuyển dụng với hơn 2.700 vị trí việc làm cho sinh viên.

Hơn 37 công ty, doanh nghiệp tuyển dụng với hơn 2.700 vị trí việc làm cho sinh viên.

Phát biểu tại Ngày hội việc làm, PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế cho biết: “Thông qua Ngày hội việc làm hôm nay, nhà trường cũng mong muốn được lắng nghe những nhận xét, góp ý, phản biện của các nhà tuyển dụng về chất lượng nguồn nhân lực để từ đó điều chỉnh nội dung các chương trình đào tạo, cải thiện và nâng cao chất lượng sinh viên nhà trường cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Qua đây, chúng tôi rất mong muốn hợp tác giữa nhà trường và các công ty, doanh nghiệp được gắn kết chặt chẽ hơn nữa”.

PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế phát biểu.

PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế phát biểu.

Ngày hội việc làm ngày hôm nay là cơ hội lớn để sinh viên thể hiện năng lực của mình với các nhà tuyển dụng, là dịp sinh viên có thể tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp, tìm hiểu về thị trường lao động, về lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

Ngày hội việc làm là cơ hội để sinh viên thể hiện năng lực với các nhà tuyển dụng.

Ngày hội việc làm là cơ hội để sinh viên thể hiện năng lực với các nhà tuyển dụng.

Lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế tham quan các gian hàng tuyển dụng.

Lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế tham quan các gian hàng tuyển dụng.

Nhiều sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Nhiều sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Trong khuôn khổ ngày hội, nhiều hoạt động tuyển dụng, talkshow, ceotalk của các công ty, doanh nghiệp đã được tổ chức với sự tham gia của sinh viên tất cả các khóa. Thông qua các hoạt động này, giúp sinh viên định hướng tốt hơn cho công việc trong tương lai và lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.

Đào tạo nhân lực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Cùng ngày, Trường ĐH Nông Lâm cũng đã phối hợp đã với Hiệp hội các trường ĐH Việt Nam và các doanh nghiệp tổ chức hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam”. Đây là dịp để nhà trường lắng nghe những nhận xét, ý kiến đóng góp của nhà tuyển dụng, các nhà khoa học về chất lượng nguồn nhân lực, để từ đó điều chỉnh nội dung các chương trình ngành nghề đào tạo, cải thiện và nâng cao chất lượng sinh viên nhà trường cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam”.
Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng, hội thảo lần này chúng ta thảo luận và đề xuất được các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới để các trường ĐH, cao đẳng trong khối đóng góp nhiều hơn, được ghi nhận và tạo điều kiện nhiều hơn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân của cả nước trong thời gian tới”.

PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế chia sẻ tại hội thảo,

PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế chia sẻ tại hội thảo,

Chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm mục tiêu của chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; khối lượng học tập của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.

GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Chủ nhiệm CLB Khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chia sẻ tại hội thảo.

GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Chủ nhiệm CLB Khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chia sẻ tại hội thảo.

Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, coi chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường. Trong quá trình đào tạo, việc gắn kết với doanh nghiệp không chỉ tạo cho sinh viên địa bàn học tập mà còn giúp sinh viên làm quen với nghề nghiệp sau này và với cơ hội tìm kiếm việc làm.

Việc hợp tác và kết nối các cơ quan, đơn vị, nhà tuyển dụng trong quá trình đào tạo đang trở thành xu hướng tất yếu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tiến tới tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.

Thông qua hội thảo lần này, trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế hướng đến mục tiêu đào tạo người tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng nền tảng rộng và kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức và nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và góp phần phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Đồng thời, thông qua đó, các chuyên gia sẽ cùng trao đổi, thảo luận để nâng cao chất lượng đạo tạo nguồn nhân lực, có các đề xuất kiến nghị phù hợp, kịp thời cho Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đề cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng hợp tác chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp để thực hiện sứ mạng, chức năng nhiệm vụ của mình trong đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam trong tương lai.

Các đại biểu tham gia giải đáp một số vấn đề liên quan về đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. (Ảnh: Đại Dương).

Các đại biểu tham gia giải đáp một số vấn đề liên quan về đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. (Ảnh: Đại Dương).

Với triết lý giáo dục “Phát triển toàn diện – Gắn với thị trường lao động – Hội nhập quốc tế”, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng đào, tuyển sinh, trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế luôn luôn quan tâm tới việc làm sinh viên sau khi ra trường. Thông qua các hoạt động này, trường tiếp tục khẳng định thương hiệu, vị thế với toàn xã hội là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập và phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ