Việc cần làm ngay để đẩy nhanh chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các chuyên gia đưa ra lưu ý với ngành Giáo dục nói chung, địa phương nói riêng và từng nhà trường, giáo viên.

Ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số tạo nên những giờ học hứng thú ở Trường thực hành sư phạm – Trường ĐH Vinh.
Ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số tạo nên những giờ học hứng thú ở Trường thực hành sư phạm – Trường ĐH Vinh.

Với khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên, 1,5 triệu cán bộ quản lý và giáo viên, cùng phụ huynh, chuyển đổi số trong giáo dục có tác động, lan tỏa rất lớn tới xã hội, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy - học.

Thay đổi nhận thức

“Chuyển đổi số không phải là hướng dẫn sử dụng công nghệ trực tuyến mà có sự hiểu biết về số hóa trong các hoạt động đào tạo, học tập và nghiên cứu. Giảng viên và sinh viên đều phải nắm vững những kỹ năng, kiến thức căn bản về chuyển đổi số; hiểu vai trò cũng như hiệu quả mang lại của kỹ năng số cho bản thân. Từ đó khai thác và phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập”, PGS.TS Phạm Tiết Khánh thông tin.

Ở Trường Đại học Trà Vinh, để thay đổi nhận thức cho giảng viên và sinh viên, nhiều chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số đã được triển khai. PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Quan điểm của trường là chuyển đổi từ nhận thức. Do đó, Trung tâm Học liệu thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số và kỹ năng số đến sinh viên.

Đặc biệt nhấn mạnh vai trò chuyển đổi số trong kỷ nguyên mới khi giáo dục Việt Nam trên đà hội nhập khu vực và quốc tế, TS Thạch Lan Anh, Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm Khoa học giáo dục (Hà Nội) đưa ra dẫn chứng việc giáo dục kỹ năng chuyển đổi cho học sinh tại trường. Theo đó, định hướng của nhà trường trong phát triển các kỹ năng chuyển đổi cho học sinh là thường xuyên và liên tục. Đó là các nội dung chia sẻ về hoạt động giáo dục tiêu biểu của nhà trường liên quan kỹ năng chuyển đổi; sử dụng các nguồn lực và bên liên quan trong việc thúc đẩy kỹ năng chuyển đổi cho học sinh; đào tạo giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển kỹ năng chuyển đổi cho học sinh…

Là trường có truyền thống đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động dạy - học, 100% giáo viên và học sinh Trường THPT Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã thấy được thế mạnh của chuyển đổi số nhờ thay đổi nhận thức. Nhà trường đã đẩy mạnh chuyển đổi các hoạt động, từ dạy học cho đến công tác kiểm tra, đánh giá và ôn luyện đều được triển khai trên phần mềm trực tuyến.

NGƯT Trần Thị Mai, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chuyển đổi số đã làm đổi thay nhận thức, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động dạy – học và quản lý. Để triển khai dạy học trực tuyến, trường sử dụng hiệu quả phần mềm MS Team; sử dụng MS Forms để đánh giá, kiểm tra học sinh. Việc xây dựng bài giảng E-leaning để hỗ trợ quá trình học tập của học sinh được đẩy mạnh. Trong quản lý hoạt động, chúng tôi số hóa các loại hồ sơ, văn bản, lưu trữ tài liệu trên không gian mạng (trên ứng dụng Data: oneDrive; Rai drive)”.

Giáo viên Trường THPT Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định chuyển đổi số trong hoạt động dạy học.

Giáo viên Trường THPT Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định chuyển đổi số trong hoạt động dạy học.

Lưu ý từ chuyên gia

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục là áp lực nhưng cũng là động lực vươn tới dạy - học chất lượng. Theo GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, để chuyển đổi số thành công, mỗi thầy cô giáo và nhà trường cần thay đổi nhận thức. Chuyển đổi số không chỉ là thay đổi công nghệ, chuyển từ hình thức dạy trực tiếp sang trực tuyến mà là chính con người phải thay đổi tư duy số hóa trong mọi hoạt động từ xây dựng hệ thống tư liệu đến bài giảng và cùng người học thực hiện chuyển đổi số.

Việc xây dựng giáo trình, giáo án trong các nhà trường cần phải dựa trên nhu cầu và sở thích của giới trẻ và thị trường chứ không chỉ dừng lại ở dạy tin học văn phòng. Những thay đổi có thể làm ngay như tiếp tục triển khai kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Đặc biệt, cần ứng dụng công nghệ trong quản trị nhà trường, xây dựng kho học liệu số đáp ứng yêu cầu giáo dục – đào tạo.

Rất nhiều vấn đề đặt ra cho chuyển đổi số ở các nhà trường. Chia sẻ thông tin trên, theo TS Trương Tiến Tùng, Trườn Đại học Mở Hà Nội, nhiều câu hỏi cần được trả lời trong nội dung dạy học các môn liên quan đến chuyển đổi số. Đó là điểm trung bình môn Tin học/Công nghệ thông tin có phản ánh năng lực chuyển đổi số của học sinh không? Chuyển đổi số gắn với trải nghiệm cá nhân, hoạt động ngoại khoá, sở thích học tập có vai trò như thế nào...

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số có những yếu tố tích cực và ảnh hưởng lớn đối với học sinh. Vấn đề là các nhà trường cần đa dạng hóa cách làm, sao cho chuyển đổi số được nhận thức không chỉ là việc ứng dụng công nghệ mà là số hóa mọi hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp. Muốn vậy cần có cách làm hiệu quả để khuyến khích người học tham gia các lớp học/câu lạc bộ, trải nghiệm ngoại khoá, trải nghiệm học tập tích cực, chủ động liên quan đến chuyển đổi số.

Khẳng định sức mạnh của chuyển đổi số trong giáo dục, GS Justin Reich, Đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT) chia sẻ, ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình phòng thí nghiệm giáo dục cho phép tái sử dụng công nghệ giáo dục trong quá khứ cho tương lai một cách hiệu quả. Đơn cử, để dạy Toán, chúng ta nên cho học sinh ngồi trước máy tính và học lập trình. Giáo viên sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ những hoạt động lớp học. Việc học nên được tự động hoá, học sinh có thể tự học/sáng tạo bất cứ điều gì.

Chuyển đổi số là nền tảng, công cụ và trở thành phương thức để trường học chuyển mình. Tại nhiều trường, môn Tin học cơ sở vẫn tập trung dạy Word, Excel, sử dụng giáo án hàng chục năm qua với nội dung gần như không đổi. Điều này cho thấy, chuyển đổi số, hội nhập cách mạng 4.0 không phải đao to búa lớn hay ở đâu xa mà từ việc thay đổi nội dung môn học để phù hợp đòi hỏi thực tế. - GS.TS Nguyễn Hữu Đức (Tổ trưởng tư vấn, Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo)

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ