Bộ này tuyên bố trên kênh Telegram chính thức của mình rằng "vụ tấn công trực tiếp" của 4 tên lửa Iskander đã phá hủy vũ khí do Mỹ cung cấp và ít nhất 30 nhân sự.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, từ 25/11, lực lượng Nga đã phá hủy tổng cộng 5 bệ phóng có khả năng bắn tên lửa ATACMS tại vùng Sumy - giáp với vùng Kursk của Nga.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) mang theo một khoang chứa 6 tên lửa hệ thống tên lửa phóng loạt có điều khiển hoặc một tên lửa ATACMS, được quân đội Ukraine sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa bên trong vùng Bryansk và Kursk của Nga.
Tuần này, Nhà Trắng xác nhận đã gỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng ATACMS. Trước đó, Mỹ cấm Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa sâu bên trong lãnh thổ Nga do lo ngại về khả năng leo thang.
Moscow vẫn khẳng định rằng các vũ khí như ATACMS hoặc tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp không thể được lực lượng Kiev triển khai nếu không có sự tham gia của quân nhân NATO. Do đó liên quan trực tiếp đến khối quân sự do Mỹ đứng đầu trong cuộc xung đột.
Trong một bài phát biểu trên video vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng Moscow "có quyền" tấn công các quốc gia cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để chống lại Nga.
Phản ứng của Nga đối với các cuộc tấn công tầm xa diễn ra ngày 21/11 là một tên lửa siêu thanh Oreshnik tấn công khu phức hợp công nghiệp-quân sự Yuzhmash ở Dnepropetrovsk. Theo tổng thống Nga, cuộc tấn công này nhằm đáp trả "các hành động hung hăng của các thành viên NATO" ủng hộ Ukraine.
Tuy nhiên, khi các cuộc tấn công ATACMS tiếp tục diễn ra trong tuần này, Nga đã đáp trả bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV lớn vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine vào đêm 27/11.
Ngày 28/11, ông Putin cũng cảnh báo quân đội Nga đang lựa chọn các mục tiêu ở Ukraine để có thể tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo bằng tên lửa Oreshnik.