Video: Iran phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000km

GD&TĐ - Iran đã thử thành công thế hệ mới nhất của tên lửa đạn đạo Khorramshahr, một loại đạn dẫn đường chính xác tầm trung mang được đầu đạn nặng 1,5 tấn.

Video: Iran phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000km

Được đặt tên là Kheibar, tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000km được công bố ngày 25/5 trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng, Chuẩn tướng Mohammad Reza Ashtiani trong một sự kiện đánh dấu kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng thành phố Khorramshahr phía tây nam.

Kheibar là tên lửa nhiên liệu lỏng có tầm bắn 2.000 km và đầu đạn nặng 1.500 kg. Đây là một trong những tên lửa tiên tiến nhất được thiết kế bởi Tổ chức Công nghiệp Hàng không vũ trụ của Bộ Quốc phòng Iran.

Tầm bắn mở rộng của tên lửa, hệ thống dẫn đường và điều khiển tiên tiến, cũng như các đặc điểm cấu trúc được cải tiến càng củng cố vị thế của Iran như một cường quốc tên lửa đáng gờm.

“Thông điệp của Bộ Quốc phòng… là chúng tôi hoàn toàn cam kết bảo vệ đất nước của mình và những thành tựu của Cách mạng Hồi giáo” - ông Ashtiani nói trong buổi lễ ra mắt.

“Chúng tôi đang thực hiện các bước để trang bị cho Lực lượng Vũ trang trong các lĩnh vực phòng thủ khác nhau như tên lửa, máy bay không người lái, phòng không, v.v. Chắc chắn, nhiều thành tựu sẽ được công bố trong tương lai” - Bộ trưởng Quốc phòng Iran tuyên bố.

Lớp tên lửa Khorramshahr có khả năng chiến lược và chiến thuật ấn tượng. Chúng được biết đến với hệ thống điều khiển và chỉ đường độc đáo trong giai đoạn giữa chuyến bay.

Tính năng này cho phép Kheibar kiểm soát và điều chỉnh quỹ đạo của nó bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất. Nó cũng có thể tắt hệ thống dẫn đường khi đi vào bầu khí quyển, giúp nó hoàn toàn miễn nhiễm trước các cuộc tấn công tác chiến điện tử.

Tướng Ashtiani cho biết: “Một trong những đặc điểm nổi bật của tên lửa này là khả năng tránh radar và khả năng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương nhờ tiết diện radar (RCS) thấp”.

Nhờ hệ thống điều khiển tiên tiến, đầu đạn của Kheibar không cần bố trí cánh mỏng điển hình. Điều này cho phép tên lửa mang được lượng thuốc nổ nặng hơn.

Tên lửa Kheibar cũng có thời gian chuẩn bị và phóng cực kỳ ngắn. Thời gian phóng của Kheibar được cho là dưới 12 phút.

Hơn nữa, Kheibar được trang bị động cơ nhiên liệu lỏng tiên tiến, cho phép nó đạt tốc độ 16 Mach bên ngoài bầu khí quyển và 8 Mach bên trong bầu khí quyển. Điều này tạo cho tên lửa một lực tác động đặc biệt.

Tốc độ cao mà đầu đạn tạo ra va chạm với mục tiêu được chỉ định cũng khiến hệ thống phòng không của đối phương không thể phát hiện, theo dõi và có hành động bắn hạ tên lửa.

Việc công bố Kheibar đánh dấu một bước tiến quan trọng trong khả năng tên lửa đạn đạo của Iran và thể hiện cam kết của nước này trong việc tăng cường sức mạnh phòng thủ và răn đe.

Các quan chức Iran từ lâu đã khẳng định rằng khả năng quân sự của nước này hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ và chương trình tên lửa của nước này sẽ không bao giờ được đưa ra đàm phán.

Theo Press TV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.