Video hiện tượng lạ trên không ở Ấn Độ và Trung Quốc khiến người dân bối rối

GD&TĐ - Vừa qua, tại Ấn Độ và Trung Quốc xuất hiện những hình ảnh lạ trên bầu trời khiến người dân xôn xao.

Video hiện tượng lạ trên không ở Ấn Độ và Trung Quốc khiến người dân bối rối

Tại Ấn Độ, cư dân mạng không thể tin vào mắt mình khi phát hiện 7 tia sáng bí ẩn lướt qua bầu trời ở thành phố Junagadh, bang Gujarat của Ấn Độ. Điều này làm dấy lên đồn đoán về UFO vào đêm 21/6.

Tuy nhiên, cố vấn Narottam Sahoo của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Gujarat hôm qua cho biết hiện tượng trên có thể do một số vệ tinh đi qua quỹ đạo tầm thấp của Trái đất.

“Ở vùng Saurashtra, người ta nhìn thấy 30-40 ánh sáng bí ẩn nhấp nháy theo đường thẳng. Điều này gây ra sự tò mò và sợ hãi cho những người có niềm tin mù quáng trong vùng. Tuy nhiên, theo khoa học không gian, ánh sáng như vậy có thể do 3 nguyên nhân. Đó có thể là do một phần nhỏ của thiên thạch đã đi vào bề mặt Trái đất và cũng có thể là một ngôi sao băng” – ông cho biết.

“Tuy nhiên, hình ảnh đặc biệt này trông giống như có nhiều ánh sáng liên tiếp. Điều này có thể do một số vệ tinh đi qua quỹ đạo tầm thấp của Trái đất. Có hơn 3.000 vệ tinh đang hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái đất” – ông nói thêm.

Ông Sahoo nhớ lại rằng những sự cố tương tự đã được báo cáo ở nhiều nơi tại Mỹ khi hãng SpaceX của Elon Musk phóng tên lửa Falcon.

Trong khi đó người dân vùng đông bắc Trung Quốc mới đây rất bối rối trước một hiện tượng kỳ lạ trên không, đó là một hình xoắn ốc màu trắng.

Nhà thiên văn học Mỹ Jonathan McDowell nói trong một bình luận trên Daily Mail rằng vòng xoắn chỉ đơn giản là dấu vết do một tên lửa Trung Quốc để lại. Cụ thể là tên lửa Long March 2C được phóng vào cùng ngày mà hình xoắn ốc trắng được nhìn thấy trên bầu trời.

Ông McDowell giải thích rằng ở các tầng trên của khí quyển không có không khí làm lệch đường thoát khí của tên lửa. Do đó nó được giữ nguyên vẹn và đi theo đường tên lửa đã di chuyển mà không bị gió làm biến dạng.

“Chúng ta không quen nhìn thấy những hình học hoàn hảo như vậy vì trên Trái đất luôn có gió hoặc ma sát khiến mọi thứ thay đổi hình dạng” – ông nói.

Đây không phải lần đầu tiên người Trung Quốc quan sát được hình ảnh này. Một hiện tượng tương tự đã xảy ra vào ngày 7/5 khi một tên lửa Long March 2C khác của Trung Quốc đưa vệ tinh Yaogan-30 mới vào quỹ đạo, khiến giả thuyết của ông McDowell trở nên đáng tin hơn.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...